Sổ Kế Toán Chi Tiết Là Gì?

Sổ kế toán là thứ không thể thiếu đối với các kế toán trong quá trình làm việc. Vậy sổ kế toán chi tiết là gì? Hiện nay có những loại sổ kế toán nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trong cuộc sống ngày nay, kế toán là một công việc vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các bộ máy tổ chức cũng như doanh nghiệp. Và để công việc, nghiệp vụ thực hiện được ghi chép đầy đủ, nhiều người thường lựa chọn các loại sổ kế toán. Vậy sổ kế toán chi tiết là gì? Hiện nay có những loại sổ nào và quy trình ghi lại các sổ kế toán ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Sổ kế toán là một giấy tờ quan trọng với kế toán và doanh nghiệp

Sổ kế toán chi tiết là gì?

Số kiểu toán là một trong những giấy tờ quan trọng của kế toán trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kê khai, thống kê số liệu. Vậy sổ kế toán chi tiết là gì?

Hiểu một cách sổ kế toán chi tiết là một loại giấy tờ được kế toán sử dụng để để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện công việc của mình. 

Đây có thể là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các hàng hóa/dịch vụ/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này do kế toán theo dõi chi tiết để phục vụ nhu cầu quản lý. 

Các số liệu được ghi trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp… Qua đó giúp kế toán quản lý dễ dàng hơn các các loại chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký hay Sổ cái.

Hiện nay không có quy định bắt buộc về số lượng hay kết cấu của các loại sổ kế toán chi tiết. Các doanh nghiệp cần dựa vào các hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết để có thế thiết kế, xây dựng những mẫu sổ phù hợp với đặc thù của đơn vị mình.

Sổ kế toán là một loại giấy tờ được kế toán sử dụng để để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ làm sổ sách kế toán, rà soát sổ sách kế toán|từ 2 ngày

Các loại sổ kế toán chi tiết

Sau khi đã tìm hiểu sổ kế toán chi tiết là gì, chúng ta cần hiểu rõ về các loại sổ kế toán. Tùy vào từng doanh nghiệp, từng hoạt động và nhu cầu mà kế toán có thể sử dụng loại sổ kế toán khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sổ kế toán, chúng ta cần tìm hiểu sổ kế toán chung và sổ kế toán chi tiết. 

Các loại sổ kế toán nói chung

Mỗi 1 năm, 1 doanh nghiệp chỉ có duy nhất 1 hệ thống sổ kế toán duy nhất. Hệ thống này được gọi là sổ kế toán nói chung. Sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

  • Sổ kế toán tổng hợp: gồm sổ Nhật ký và Sổ cái
  • Sổ kế toán chi tiết: gồm sổ và thẻ kế toán chi tiết.

Các loại sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết được lập để theo dõi chi tiết các tài khoản kế toán trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của kế toán. Trong một sổ kế toán chi tiết có thể có nhiều chi tiết, nghiệp vụ khác nhau. Hiện nay, sổ kế toán chi tiết có nhiều loại. Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, sổ kế toán có thể được chia thành sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tạm ứng, sổ chi tiết công nợ phải thu…

Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán. Kỳ kế toán có thể tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Doanh nghiệp phải căn cứ vào các hệ thống tài khoản kế toán và các yêu cầu trong quá trình quản lý doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết phù hợp nhất.

Sổ kế toán được chia thành nhiều loại

Một số loại sổ kế toán thường gặp có thể kể tới như:

Sổ kế toán chi tiết liên quan tới khoản mục tiền tệ

Số kế toán liên quan tới các mục tiền tệ lại có thể chia thành: 

  • Sổ quỹ tiền mặt: loại sổ dùng cho thủ quỹ hoặc kế toán tiền mặt để nhằm theo dõi tình hình thu chi trong quỹ tiền mặt.
  • Sổ chi tiết gửi ngân hàng: được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới tài khoản ngân hàng của tổ chức doanh nghiệp
Sổ kế toán chi tiết liên quan tới công nợ

Được chia thành 2 loại: 

  • Sổ chi tiết công nợ phải thu:được mở để theo dõi các đối tượng chi tiết của tài khoản phải thu khách hàng hay chính là tài khoản 131
  •  Sổ chi tiết công nợ phải trả: theo dõi công nợ phải trả người bán hay là đối tượng chi tiết của tài khoản 331
Một số loại sổ kế toán khác
  • Sổ kế toán chi tiết liên quan tới tạm ứng: Đây là loại sổ được dùng để theo dõi tình hình tạm ứng của người lao động trong doanh nghiệp hay theo dõi các đối tượng chi tiết của tài khoản 141 (tạm ứng).
  • Số kế toán chi tiết liên quan đến kho:; gồm sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa).
  • Các loại sổ kế toán chi tiết khác: tùy theo đối tượng của từng tài khoản.

Một số loại sổ kế toán khác

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán báo cáo thuế trọn gói

Quy trình ghi các loại sổ kế toán chi tiết

Bên cạnh sổ kế toán chi tiết là gì, quy trình ghi các loại sổ kế toán cũng được nhiều người quan tâm. Quy trình ghi sổ kế toán áp dụng cho tất cả các loại sổ trên thị trường hiện nay. Tùy theo đặc điểm hoạt động và nhu cầu mà doanh nghiệp được phép tự xây dựng sổ kế toán chi tiết cho riêng mình nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở bảo đảm thông tin giao dịch đầy đủ, phản ánh kịp thời và được kiểm soát đối chiếu chặt chẽ. 

Trong trường hợp không thể tự xây dựng sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán theo hướng dẫn của nhà nước về việc lập báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc thù của tổ chức doanh nghiệp.

Quy trình ghi các loại sổ kế toán chi tiết được quy định chi tiết

Quy trình ghi các loại sổ kế toán chi tiết được quy định chi tiết tại thông tư 200/2014/TT-BTC:

Mở sổ

Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp, tổ chức mới thành lập thì phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể ở dạng quyển hoặc tờ rời. Tuy nhiên dạng tờ rời sau khi sử dụng cần đóng quyển để lưu trữ. Trước khi sử dụng cần phải:

  • Đối với sổ dạng quyển: Trang đầu phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa các trang phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
  • Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi số tờ cần phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi sử dụng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng tờ rời. Các số tờ phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán, đảm bảo an toàn, dễ tìm.

Ghi sổ

Việc ghi sổ kế toán phải được căn cứ dựa vào chứng từ kế toán tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng từ kế toán và đã được kiểm tra. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có các chứng tờ hợp pháp đi kèm để chứng minh.

Việc ghi sổ kế toán phải được căn cứ dựa vào chứng từ kế toán hợp pháp

Khóa sổ

Cuối kỳ, kế toán phải khóa sổ trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Công việc của các kế toán hiện nay được hỗ trợ rất nhiều từ các phần mềm bổ trợ chuyên dụng, được thiết kế phù hợp với đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp cũng như đúng theo quy định của nhà nước. Do vậy, công việc của các kế toán viên cũng trở nên đơn giản hơn, độ chính xác cao hơn. Qua nội dung bài viết, hy vọng Luật An Tín đã mang tới những kiến thức cơ bản về các loại sổ kế toán chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sổ kế toán chi tiết là gì và các loại sổ kế toán hiện nay. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0907.200.555 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ làm Báo Cáo Tài Chính cuối năm – tổng phí 2.500.000đ
5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *