Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng

Cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết: Kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh quán ăn, nhà hàng như thế nào? Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh doanh quán ăn, kinh doanh nhà hàng có cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không? Có link tải hồ sơ miễn phí.

Tổng quan về ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là mô hình kinh doanh sản phẩm thực phẩm, đồ uống. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể hoạt động kinh doanh: Thực phẩm, đồ uống chế biến/pha sẵn; chế biến thức ăn, đồ uống theo yêu cầu; bán mang đi hoặc bán tại địa điểm nhất định.  

2. Các hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hiện nay, có hai hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống để bạn có thể cân nhắc lựa chọn khi đăng ký kinh doanh đó là: Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp/công ty.

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ ăn uống: Thường là các tiệm, quầy, hàng ăn uống có quy mô nhỏ, không có quá nhiều nhân viên. 
  • Đối với doanh nghiệp/công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống: Thường là các quán ăn, nhà hàng có quy mô lớn; cơ sở kinh doanh theo chuỗi nhà hàng, quán ăn. 

Tùy vào mục đích, định hướng phát triển cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ ăn uống. 

Nếu bạn chưa biết nên mở hộ kinh doanh hay là doanh nghiệp sẽ phù hợp với định hướng kinh doanh trong tương lai có thể tham khảo chi tiết bài viết sau của Luật An Tín. Chúng tôi sẽ phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình để bạn có thể tham khảo:

➤➤ Tham khảo chi tiết: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng

Mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm mã ngành 5610, 5621, 5629, 5630, 4633. Cụ thể được quy định như sau:

Mã ngành Nội dung Chi tiết
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ hoặc lưu động. 56101: Quán ăn, nhà hàng, hàng ăn uống trừ quầy ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh.
56102: Quầy hàng thuộc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.
56109: Các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác.
5621 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 56210: Cung cấp dịch vụ ăn uống tại các địa điểm mà khách hàng yêu cầu như hội nghị, đám cưới, tiệc… theo hợp đồng không thường xuyên.
5629 Dịch vụ ăn uống khác 56290: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng trong khoảng thời gian cụ thể như: Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, hoạt động tại căng tin trường học, bệnh viện… 
5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống 56301: Quầy bar, quầy rượu, bia.
56302: Quán cà phê, nước giải khát.
56309: Dịch vụ cung cấp các loại đồ uống khác.
4633 Bán buôn đồ uống 46331: Kinh doanh buôn bán các loại đồ uống có cồn.
46332: Kinh doanh buôn bán các loại đồ uống không có cồn.

Lưu ý: 

  • Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn cần xác định rõ mã ngành hoạt động. Bởi, theo quy định khi đăng ký mã ngành nào thì cơ sở kinh doanh chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành đó.
  • Trường hợp bạn kinh doanh nhiều ngành nghề liên quan bạn có thể đăng ký kinh doanh kết hợp nhiều mã ngành kinh doanh. 

Điều kiện kinh doanh ngành nghề dịch vụ ăn uống 

Để kinh doanh ăn uống, quán ăn, nhà hàng, cơ sở của bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đã thành lập hộ kinh doanh/doanh nghiệp có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống. 
  • Cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Đã được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được ưu tiên hàng đầu. Bởi, các sản phẩm kinh doanh lĩnh vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy nên, xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện cực kỳ quan trọng và bắt buộc mà cơ sở kinh doanh ăn uống, quán ăn, nhà hàng phải có.

Lưu ý: Bạn có thể thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký thành lập (tức thành lập công ty) hoặc thủ tục đăng ký hộ kinh doanh (tức mở hộ kinh doanh) trước. Sau đó, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn có thể tham khảo chi tiết điều kiện, hồ sơ, quy trình các bước cần thực hiện để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại bài viết dưới đây của Luật An Tín.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình hộ kinh doanh 

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập hộ kinh doanh.
  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/hộ chiếu) của chủ hộ kinh doanh và các thành viên góp vốn.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền: Trường hợp chủ hộ kinh doanh không trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh mà ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện.

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình hộ kinh doanh

Quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như Luật An Tín chia sẻ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp quận, huyện nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh.
  • Bước 3: UBND cấp quận/huyện trả kết quả: Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp quận, huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Lưu ý: Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần khai báo với bộ phận thuế của UBND để nhận được hướng dẫn cách thức triển khai, hoạt động…

Nếu quá thời gian trên mà hộ kinh doanh không tiến hành khai báo với bộ phận thuế có thể bị phạt theo quy định.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức doanh nghiệp/công ty

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình công ty bao gồm:

  • Giấy đề nghị về việc xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bản sao quyết định thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Danh sách các thành viên công ty TNHH hoặc cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức bổ sung:
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.
    • Giấy tờ tùy thân của người được uỷ quyền.
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện.

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức doanh nghiệp

Quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình công ty như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ như Luật An Tín chia sẻ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) tại tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và trả kết quả: Trong vòng từ 5 – 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các công việc như: Nộp tờ thuế môn bài, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, khắc dấu công ty, làm và treo bảng hiệu công ty…

➤➤ Tham khảo chi tiết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống mà Luật An Tín cập nhật, chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, Luật An Tín cung cấp trọn gói các dịch vụ giúp bạn có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống hợp pháp như là:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm đến dịch vụ tại Luật An Tín có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được các chuyên viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Theo Hệ thống mã ngành Việt Nam thì khi kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn có thể đăng ký các mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống là: 4633, 5610, 5621, 5629, 5630.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đăng ký kinh doanh không?

Có. Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh ăn uống, quán ăn, nhà hàng theo một trong 2 hình thức: Hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Các hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức hộ kinh doanh như thế nào?

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức hộ kinh doanh bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức hộ kinh doanh.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho UBND, nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Bước 3: UBND xét duyệt hồ sơ và trả kết quả.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức hộ kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức công ty như thế nào?

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức công ty bao gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức công ty.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho Sở KH&ĐT, nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và trả kết quả trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức công ty.

5. Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo loại hình hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành lập theo mẫu.
  • Tờ khai đăng ký thuế: Mẫu 03-ĐK-TCT theo quy định.
  • Giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh và các thành viên góp vốn (Nếu có): Bản sao CCCD/Hộ chiếu/CMND.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân tiến hành thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh (Nếu chủ hộ kinh doanh không trực tiếp thực hiện).

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

6. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm:

  • Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Quyết định thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống (Bản sao).
  • Danh sách các thành viên (Công ty TNHH), các cổ đông (Công ty cổ phần).
  • Giấy tờ tùy thân của người đại diện pháp luật, các thành viên và các cổ đông: Bản sao CCCD/Hộ chiếu/CMND.
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty (Nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.

7. Kinh doanh quán ăn, kinh doanh nhà hàng có cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Có. Kinh doanh ăn uống, quán ăn, nhà hàng bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không có, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định của pháp luật.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống

8. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại:

  • UBND nếu đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
  • Sở KH&ĐT nếu đăng ký thành lập công ty.

9. Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là mô hình kinh doanh các sản phẩm thực phẩm hoặc đồ uống theo quy định của pháp luật.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.