Thuế xuất nhập khẩu là gì? Thuế xuất nhập khẩu là khoản tiền mà cá nhân, đơn vị cần đóng góp cho Nhà nước theo quy định khi muốn xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế thu trên thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay. Loại thuế này được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới mà không chỉ ở Việt Nam. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Loại thế này có những quy định nào và đối tượng chịu thuế là ai?
Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế được hiểu đơn giản là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức đóng nộp cho Nhà Nước nhằm chia sẻ gánh nặng trong quá trình xã hội phát triển hiện nay. Thuế xuất nhập khẩu là một trong những loại thuế được đóng nộp hàng năm cho Nhà nước. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu theo nhiều phương diện khác nhau. Trên phương diện kinh tế, mọi người có thể hiểu thuế xuất nhập khẩu là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức đóng góp vào ngân sách của Nhà nước theo quy định mà pháp luật đề ra. Loại thuế này được đóng khi cá nhân hay tổ chức nào đó có nhu cầu xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Hiểu về phương diện pháp lý, thuế xuất nhập khẩu được xem là mối quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Loại thuế này không chỉ đáp ứng được một phần nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn hỗ trợ Nhà nước trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường.
Thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu và không chịu thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là gì mọi người có thể hiểu theo hai phương diện trên. Loại thuế này được thu vào các loại hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Loại thuế này xuất hiện không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước ổn định. Vậy các đối tượng nào chịu thuế và không chịu thuế?
Đối tượng chịu thuế
Các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu sẽ bao gồm: hàng hóa của đơn vị, tổ chức kinh tế Việt Nam được quyền trao đổi, mua bán với các đơn vị tại nước ngoài. Hàng hóa của các đơn vị thuộc tổ chức kinh tế nước ngoài hay hình thức đầu tư nước ngoài ở trong nước Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu vào khu chế xuất hay doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào nước ta theo quy định của luật pháp. Hàng hóa được xuất nhập khẩu để làm hàng mẫu, dự hội chợ… có thể được hoàn lại hay không hoàn lại.
Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu cuối cùng chính là hàng hóa biếu, tặng hay tài sản vượt quá hàng hóa được miễn thuế.
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế
Bên cạnh các đối tượng chịu thuế là những đối tượng không chịu thuế. Các đối tượng không phải chịu thuế theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ bao gồm: hàng hóa được vận chuyển quá cảnh hoặc qua cửa khẩu Việt Nam.
Những loại hàng hóa là sản phẩm viện trợ không hoàn lại của chính phủ, tổ chức trên thế giới dành cho Việt Nam cũng như ngược lại. Những loại hàng hóa viện trợ này phải có đầy đủ các loại giấy tờ như giấy phép nhập khẩu hàng hóa viện trợ của Bộ Thương mại, giấy phép xác nhận hàng viện trợ và một số chứng từ khác liên quan như bảng kê chi tiết, hóa đơn thương mại,…
Hàng hóa thuộc khu vực phi thuế quan xuất khẩu sang khu vực phi thuế quan khác. Bao gồm cả hàng hóa khu vực phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài hay ngược lại. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là loại hàng hóa này chỉ được sử dụng tại khu vực phi thuế quan.
Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu
Để có thể tính thuế xuất nhập khẩu, người ta sẽ dựa vào các căn cứ như số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, giá tính thuế, thuế suất của từng loại hàng hóa, tỷ giá thuế, loại đồng tiền nộp thuế và mức thuế tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa.
Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến mức thuế xuất khẩu của từng loại hàng hóa.
Các yếu tố để xác định mức thuế
Xác định số thuế xuất nhập khẩu phải nộp
Số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ được xác định theo công thức:
Số thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu * giá tính thuế * thuế suất
Chỉ cần áp dụng theo công thức này, mọi người sẽ xác định được số thuế xuất nhập khẩu mà mình cần phải đóng nộp cho Nhà nước khi muốn xuất hoặc nhập hàng hóa.
Kê khai tính thuế và nộp thuế, hoàn thuế và truy thu thuế
Thuế xuất nhập khẩu là gì và những quy định trong việc thu thuế xuất nhập khẩu là các thông tin mà mọi người cần nắm rõ. Các thông tin này sẽ giúp ích rất lớn trong việc xác định các loại hàng hóa chịu và miễn thuế. Đồng thời, đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, chính xác khi bạn có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và ngược lại.
Kê khai tính thuế và nộp thuế
Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cũng như mục đích xuất hay nhập khẩu, chủ hàng sẽ cần kê khai tính thuế tại các đơn vị khác nhau. Cụ thể:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, chủ hàng hóa cần kê khai nộp thuế tại cơ sở có cửa khẩu nhập hàng hóa.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, chủ hàng hóa có thể kê khai nộp thuế tại cơ quan Hải quan tại địa phương. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức xuất khẩu hàng hóa còn có thể kê khai tính thuế tại đơn vị Hải quan nơi xuất hàng.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch hay nhập khẩu phi mậu dịch, đơn vị chủ hàng sẽ tiến hành kê khai tính thuế tại chính cửa khẩu xuất hoặc nhập hàng hóa.
Kê khai tính thuế
Hoàn thuế
Một số hàng hóa sẽ được hoàn thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể:
- Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng vẫn còn lưu tại kho bãi và được phép xuất.
- Hàng xuất khẩu đã nộp thuế nhưng không xuất khẩu nữa.
- Hàng xuất, nhập khẩu đã đóng thuế tuy nhiên lượng hàng xuất, nhập ít hơn so với mức thuế đã đóng.
- Hàng hóa đã được nhập khẩu nhưng lại phải hoàn lại Việt Nam với lý do hợp pháp sẽ được hoàn thuế.
- Hàng hóa là vật tư nhập khẩu với mục đích sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế theo tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.
- Hàng hóa được nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc ngược lại.
Trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu
Truy thu thuế xuất nhập khẩu
Các trường hợp cần tiến hành truy thu thuế xuất nhập khẩu sẽ bao gồm:
- Những trường hợp đã được miễn thuế, tuy nhiên hàng hóa được sử dụng với mục đích khác sẽ phải truy thu thuế.
- Hàng hóa phải nộp thuế tuy nhiên lại nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ phải tiến hành truy thu thuế. Thời hạn truy thu là 1 năm trở về trước tính từ thời điểm phát hiện nhầm lẫn.
- Trốn thuế, gian lận để không phải nộp thuế cũng thuộc trường hợp phải tiến hành thu thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước. Đồng thời, đơn vị trốn thuế còn phải nộp tiền phạt.
Như vậy, thuế xuất nhập khẩu là gì chắc hẳn mọi người đã có được câu trả lời chi tiết nhất. Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của TNCNonline mọi người sẽ hiểu hơn về thuế xuất nhập khẩu cũng như cách tính mức thuế cần đóng khi xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Bài viết liên quan