Chi Phí Trả Trước Là Gì?

Chi phí trả trước là gì? boa gồm những gì? Những quy định tài khoản chi phí trả trước? Cách hạch toán? Hãy click ngay bài viết sẽ rõ câu trả lời.

Chi phí trả trước có thể được hiểu là khoản chi phí phát sinh. Tuy nhiên, các bạn đã hiểu chính xác về định nghĩa chi phí trả trước là gì cùng phân loại chi phí trả trước chưa? Hãy cùng  dichvuluat.vn tìm hiểu chi tiết với bài viết sau nhé.

Chi phí trả trước là gì?

Khái niệm chi phí trả trước là gì thì đây là những chi tiêu thực tế phát sinh tuy nhiên chưa được tính vào chi phí kinh doanh, sản xuất ở trong kỳ và sẽ được phân bố vào nhiều các kỳ kế toán khác nhau.

Lý do chi tiêu này chưa tính vào các chi phí kinh doanh ở trong kỳ là bởi vì các chi tiêu này chưa tạo ra được lợi ích cho kỳ này, đồng thời chi tiêu này sẽ có thể tạo ra được lợi ích cho nhiều kỳ. Chính vì thế theo như nguyên tắc phù hợp trong kế toán cũng như khái niệm về tài sản, chi phí trả trước sẽ được xem là một tài sản mà không phải là chi phí.

Chi phí trả trước là gì?

Chi phí trả trước bao gồm những gì?

Ngoài chi phí trả trước là gì, thì chi phí trả trước bao gồm:

  • Chi phí trả trước để thuê văn phòng, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng.
  • Chi phí trả trước để thuê các dịch vụ để cung cấp cho các hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí để mua các loại bảo hiểm như là bảo hiểm cháy, nổ, các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ các phương tiện vận tải, loại bảo hiểm thân xe…cùng với lệ phí mua.
  • Dụng cụ, công cụ thuộc vào tài sản ngắn hạn được xuất dùng kèm giá trị lớn.
  • Giá trị của đồ dùng chk thuê, bao bì luân chuyển.
  • Chi phí để mua các loại tài liệu kỹ thuật.
  • Chi phí sử dụng trong thời gian ngừng việc (Chi phí không lường trước được).
  • Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh trong một lần là quá lớn và cần phải phân bố cho nhiều kỳ kế toán theo quý hoặc theo tháng.
  • Các loại chi phí trả trước khác như là lãi mua hàng trả góp, trả chậm, lãi tiền vay trả trước…

Chi phí trả trước gồm những gì?

Chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn

Chế độ kế toán hiện hành có quy định về chi phí trả trước là gì, chi phí trả trước ngắn hạn cùng với chi phí trả trước dài hạn đó là:

Chi phí trả trước ngắn hạn

Đây là những khoản chi phí trong thực tế mà đã phát sinh, nhưng lại có liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhiều các kỳ hạch toán ở trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tài chính, và chưa thể tính vào chi phí kinh doanh, sản xuất ở trong kỳ phát sinh mà sẽ tính vào hai hoặc là nhiều các kỳ kế toán kế tiếp đó. Chi phí trả trước ngắn hạn gồm có:

  • Chi phí trả trước để thuê văn phòng, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng trong một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm tài chính.
  • Chi phí trả trước để thuê các dịch vụ cung cấp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm tài chính.
  • Chi phí để mua các loại bảo hiểm như là bảo hiểm cháy nổ, các loại bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận tải, các loại bảo hiểm thân xe. . .các loại lệ phí khác mua trả một lần trong năm.
  • Dụng cụ, công cụ thuộc loại tài sản ngắn hạn xuất để dùng một lần có giá trị lớn, dụng cụ, công cụ có thời hạn sử dụng dưới một năm.
  • Giá trị của các bao bì luân chuyển, các đồ dùng để cho thuê kỳ hạn tối đa một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm tài chính.
  • Chi phí để mua các loại tài liệu kỹ thuật cùng những khoản chi phí trả trước thời hạn ngắn khác được phân bổ dần vào các chi phí kinh doanh trong một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm tài chính.

Chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước dài hạn

Đây chi phí thực tế phát sinh có liên quan tới kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhiều niên độ kế toán cùng với việc kết chuyển khoản chi phí này vào kinh doanh sản xuất của các niên độ kế toán tiếp theo. Chi phí trả trước dài hạn gồm có:

  • Chi phí trả trước để thuê hoạt động tài sản cố định như là quyền sử dụng đất, cửa hàng, văn phòng làm việc, nhà kho để phục vụ kinh doanh sản xuất nhiều năm tài chính.
  • Chi phí thuê các cơ sở hạ tầng phải trả trước nhiều năm để kinh doanh trong các kỳ mà không cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng.
  • Chi phí để thành lập doanh nghiệp, chi phí để đào tạo và quảng cáo phát sinh tại giai đoạn trước khi hoạt động và được phân bố tối đa là 3 năm.
  • Chi phí dành cho nghiên cứu giá trị lớn và được phép phân bố trong nhiều năm
  • Chi phí để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật.
  • Chi phí để di chuyển địa điểm kinh doanh, chi phí tổ chức lại doanh nghiệp có phát sinh lớn và được phân bố nhiều năm.
  • Chi phí để mua các loại bảo hiểm như là bảo hiểm cháy nổ, các loại bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận tải, các loại bảo hiểm thân xe…các loại lệ phí khác mua trả một lần trong năm.
  • Các chi phí khác.

chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn

Quy định về tài khoản chi phí trả trước

Khi quyết định 15/2006/QĐ-BTC cùng với quyết định 48/2006/QĐ-BTC vẫn còn hiệu lực, thì chi phí trả trước phân thành 2 loại: TK 142 là chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242 là chi phí trả trước dài hạn.

Tuy nhiên kể từ lúc thông tư 133/2016/TT-BTC cùng với thông tư 200/2014/TT-BTC đã có hiệu lực thì đã bỏ TK 142 là chi phí trả trước ngắn hạn của quy định trước đây. Chỉ còn giữ TK 242 – là chi phí trả trước sử dụng chung cho cả hai chi phí dài hạn và ngắn hạn.

Thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp đã mở tài khoản cấp 2 với TK 242 nhằm phân loại ngay từ đầu chi phí dài hạn và ngắn hạn riêng lẻ.

Cách hạch toán chi phí trả trước 

Nếu đã nắm rõ được chi phí trả trước là gì thì để theo dõi tài khoản chi phí trả trước, các kế toán cần phải sử dụng tài khoản – TK 142 chi phí trả trước.

TK 142 – Loại chi phí trả trước có kết cấu:

  • Bên nợ: những khoản chi phí thực tế trả trước phát sinh.
  • Bên có: những khoản chi phí trả trước phân bổ vào chi phí kinh doanh.
  • Dư nợ: những khoản chi phí thực tế phát sinh chưa được phân bổ vào phí kinh doanh.

TK 142 với hai tài khoản cấp 2 là:

  • TK 142(1): chi phí trả trước.
  • TK 142(2): chi phí chờ kết chuyển.

cách hạch toán chi phí trả trước

Cách hạch toán chi phí trả trước

Như vậy bài viết đã giới thiệu rất chi tiết tới các bạn chi phí trả trước là gì, gồm những loại nào, các quy định về tài khoản chi phí trả trước cũng như cách hạch toán. Hy vọng các bạn có cho mình nhiều các thông tin bổ ích. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hay muốn tra cứu thêm các thuật ngữ chuyên ngành kế toán – tài chính, hãy truy cập dichvuluat.vn ngay nhé. Chúc các bạn thành công.

 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *