Chứng Thư Bảo Lãnh Là Gì?

Chứng thư bảo lãnh là gì? Nội dung gồm có những gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng ra sao? Hãy click ngay bài viết dưới đây để có đáp án nhé.

 

Đối với những người trong ngành và thường xuyên thực hiện các giao dịch, khi nhắc tới bảo lãnh thì không xa lạ gì. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ. Vậy thì ? Nội dung của chứng thư bảo lãnh là gì? Quy trình ra sao? Hãy cùng tìm hiểu một cách cụ thể hơn thông qua bài viết sau đây nhé.

Chứng thư bảo lãnh là gì

Khái niệm chứng thư bảo lãnh là gì thì đây một văn bản cam kết của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh. Nó được lập ra để đảm bảo rằng bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của mình là thanh toán nợ thay cho bên được bảo lãnh ở trong trường hợp mà bên được bảo lãnh thanh toán nợ không đúng hạn hoặc là có thanh toán nhưng thanh toán không đầy đủ và không đúng thời hạn theo quy định cho bên nhận bảo lãnh như trong hợp đồng bảo lãnh.

  • Bên bảo lãnh là quỹ bảo lãnh tín dụng cho những công ty mới được thành lập hoặc công ty quy mô vừa và nhỏ.
  • Bên được bảo lãnh đó là các chủ thể và được Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện bảo lãnh cho những khoản vay nợ.
  • Bên nhận bảo lãnh đó là những tổ chức cho vay và đã được pháp luật công nhận như là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng…

chứng thư bảo lãnh là gì

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Nội dung chứng thư bảo lãnh gồm những gì?

Theo Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định chứng thư bảo lãnh là gì cùng với nội dung của chứng thư bảo lãnh bao gồm những phần sau:

  • Những thông tin cụ thể của bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh cùng với bên nhận bảo lãnh: tên, địa chỉ, sđt…Tùy thuộc chủ thể của các bên mà cung cấp thông tin phù hợp.
  • Mốc thời gian phát hành chứng thư bảo lãnh kèm theo các nội dung quy định nghĩa vụ phải trả nợ gốc và trả nợ lãi.
  • Điều kiện để có thể thực hiện việc bảo lãnh.
  • Mốc thời gian chứng thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực.
  • Những văn bản có liên quan tới nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh.
  • Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cả ba bên khi thực hiện các điều khoản theo quy định trong chứng thư bảo lãnh, giải quyết khi xảy ra các tranh chấp.
  • Nội dung bên nhận bảo lãnh sử dụng biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp mà bên được bảo lãnh không làm theo đúng cam kết hoặc vi phạm thời hạn để thanh toán nợ.
  • Ngoài nội dung chứng thư bảo lãnh là gì còn có các nội dung thỏa thuận khác nếu có giữa các bên liên quan.

chứng thư bảo lãnh là gì

Nội dung chứng thư bảo lãnh

 

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Bước 1: Khách hàng tiến hành lập và gửi hồ sơ để đề nghị bảo lãnh tới Ngân hàng.

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung một cách đầy đủ như là: Tính hợp pháp, năng lực pháp lý của khách hàng, tính khả thi của dự án bảo lãnh, hình thức bảo đảm và tình hình tài chính thực tế của khách hàng đang xin bảo lãnh.

Nội dung của hợp đồng sẽ quy định số tiền cùng với thời hạn bảo lãnh và các điều khoản vi phạm hợp đồng của khách, phí bảo lãnh và số tiền ký quỹ, các quy định về tài sản bảo đảm, các hình thức bảo lãnh…

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thông báo thư bảo lãnh đến cho bên nhận bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như trả gốc mãi đối với Ngân hàng.

Trong trường hợp bên được bảo lãnh có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng thực hiện trả thay đồng thời tự động hạch toán khoản nợ vay bắt buộc với số tiền phải trả thay theo như lãi suất nợ quá thời hạn của bên được bảo lãnh. Lúc này ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm thu nợ như là phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện, trích tài khoản bên được bảo lãnh…

chứng thư bảo lãnh là gì

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Rủi ro chứng thư bảo lãnh gồm những gì?

Ngoài chứng thư bảo lãnh là gì thì còn một số các rủi ro gặp phải trong chứng thư bảo lãnh đó là:

  • Rủi ro đến từ điều kiện thanh toán không khả thi, rất dễ xảy ra các tranh chấp.
  • Rủi ro hay gặp phải nữa đó chính là chủ thể thực hiện việc ký phát hành bảo lãnh không đúng với thẩm quyền và dẫn tới việc bên phát hành sẽ có thể đưa ra được những căn cứ pháp luật nhằm mục đích từ chối bảo lãnh.
  • Rất dễ xảy ra tình trạng mạo danh người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh bằng việc sử dụng chữ ký và con dấu giả mạo.
  • Bên bảo lãnh hoàn toàn có thể gặp phải nguy cơ lớn đó là khó được thanh toán các khoản bảo lãnh nếu trong trường hợp rủi ro nhất là  doanh nghiệp được bảo lãnh rơi vào tình trạng phá sản.

chứng thư bảo lãnh là gì

Rủi ro của chứng thư bảo lãnh

Như vậy bài viết đã thông tin rất chi tiết đến các bạn chứng thư bảo lãnh là gì, nội dung và quy trình bảo lãnh ngân hàng cũng như những rủi ro chứng thư bảo lãnh. Nếu như còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy truy cập website TNCNonline.com.vn để có thêm thông tin chi tiết nhé.

 

 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.