Hạch Toán Độc Lập Là Gì?

Hạch toán độc lập là gì? Hạch toán độc lập có đặc điểm gì giống và khác với hạch toán phụ thuộc hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

 

 

Đối với mỗi công ty, doanh nghiệp khi thành lập và phát triển thì ngoài việc quan tâm đến chiếc lược để phát triển công ty, các yêu cầu về pháp lý thì điều quan trọng hơn cả đó chính là cần phải quan tâm đến hạch toán độc lập. Vậy hạch toán độc lập là gì? Các chính sách quy định liên quan đến hạch toán này là như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nha.

Hạch toán độc lập là gì?

Trước khi tìm hiểu về hạch toán độc lập là gì thì chúng tôi nghĩ rằng bạn cần phải biết rõ về hạch toán lập là gì. Hạch toán lập được hiểu chính là hình thức thanh toán thuế của các đơn vị trực thuộc công ty, doanh nghiệp như là văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Còn hạch toán độc lập lại là chế độ tài chính giữa công ty mẹ và chi nhánh trực thuộc hoàn toàn độc lập. Mọi nghiệp vụ liên quan đến kinh tế phát sinh ở chi nhánh sẽ được ghi vào sổ kế toán tại đơn vị và sẽ tự kê khai, quyết toán thuế, mã số thuế 13 số có con dấu.

Hạch toán độc lập là gì

Hạch toán độc lập là gì?

Nhưng tuy nhiên, nếu như căn cứ theo pháp luật doanh nghiệp hiện nay thì không có bất cứ quy định nào về khái niệm của hạch toán độc lập cả. Bên cạnh đó, khi xét theo cơ sở của pháp luật hiện hành quy định thì có thể hiểu đơn giản hạch toán độc lập thực chất là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ra ở đơn vị trực thuộc của các công ty, doanh nghiệp như là văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh được ghi lại trong số kế toán,

Các đơn vị trực thuộc công ty, doanh nghiệp khi thực hiện hạch toán độc lập tì bắt buộc phải đăng ký nộp thuế riêng đồng thời sử dụng hóa đơn thuế riêng với trụ sở chính.

Đến đây chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc không biết đơn vị hạch toán độc lập là gì? Đơn giản là một đơn vị tổ chức có quyền kinh doanh tự chủ và độc lập về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có điều lệ hoạt động.

Phân biệt hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc là 2 hạch toán hoàn toàn khác nhau, chỉ có một vài điểm giống nhau mà thôi. Chính vì thế nên đã khiến nhiều người nhầm lẫn 2 hạch toán này là một. 

Hạch toán độc lập là gì

Phân biệt hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Các điểm giống nhau của hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc đó là:

  • Bộ máy nhân sự đều cho công ty mẹ tổ chức
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, vốn kinh doanh của công ty đều là của công ty sau khi nộp thuế.
  • Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc đều hoạt động làm việc theo chủ trường hoặc là theo ủy quyền công ty.
  • Thuế giá trị gia tăng được kê khai độc lập.

Các điểm khác nhau chúng tôi sẽ so sánh theo thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán để bạn dễ theo dõi hơn nha:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với hạch toán phụ thuộc thì sẽ có nhiệm vụ chuyển chứng từ doanh thu, chuyển số liệu, chi phí của công ty kết hợp với các loại số liệu của chi nhánh trực thuộc khác của công ty và cả hoạt động của công ty. Còn đối với hạch toán độc lập thì có nhiệm vụ xác định các chi phí thuê, kê khai và nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp. Hạch toán độc lập không hề liên quan đến các chi phí khác của công ty cũng như là hiệu quả kinh doanh.
  • Kế toán: đối với hạch toán phụ thuộc thì hạch toán phụ thuộc là một phần trong sổ sách của công ty. Còn đối với hạch toán độc lập thì sẽ là toàn bộ các loại sổ sách trong công ty.

Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập

Người lao động khi làm việc tại chi nhánh áp dụng hạch toán độc lập sẽ được hưởng đầy đủ tất cả các chế độ, các loại bảo hiểm theo quy định, tiền thưởng vào các ngày lễ tết, nghỉ phép,…giống như là người lao động làm việc tạo các chi nhanh của công ty hạch toán phụ thuộc.

Về việc được tham gia đóng bảo hiểm xã hội thi khi người lao động ký hợp đồng làm việc từ 3 tháng trở lên sẽ được phép tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể,đối tượng tham gia bảo hiểm đã được quy định rõ ở điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Hạch toán độc lập là gì

Đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội

Về chế độ tiền thưởng, tiền lương và các chế độ khác thì sẽ được thanh toán như bình thường. Tuyệt đối không có sự phân biệt giữa hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Cụ thể, căn cứ theo điều 90 bộ luật lao động 2019 được quy định rõ ràng như sau:

Hạch toán độc lập là gì

Quy định về tiền lương 

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Khi đã hiểu rõ được về hạch toán độc lập là gì, các chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập như thế nào rồi thì hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu tiếp về điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập ra sao nhé.

Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Bất cứ một chi nhánh công ty doanh nghiệp nào khi mở ra đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra của pháp luật. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập cũng không ngoại lệ. 

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải được thành lập một cách hợp pháp. Có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thành lập tại sở kế hoạch và đầu tư, đồng thời kê khai đầy đủ về hạch toán độc lập.

Sau khi đã được sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải tiếp tục làm các thủ tục kê khai nộp thuế môn bài ở chi cục thuế quản lý. Hạn nộp muộn nhất là ngày cuối cùng trong tháng đăng ký thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.

Hạch toán độc lập là gìĐiều kiện thành lập hạch toán độc lập là gì?

Nói tóm lại, khi thành lập chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh đó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về pháp luật doanh nghiệp và pháp luật thuế.

Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Sau khi đã đáp ứng đầy đầy đủ các yêu cầu về pháp luật doanh nghiệp và pháp luật thuế thì chi nhánh cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy thông báo về thành lập chi nhánh hạch toán của doanh nghiệp
  • Bản sao của biên bản họp
  • Quyết định của công ty mẹ về việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm
  • Giấy tờ cá nhân của chủ đứng đầu chi nhánh hạch toán

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Đối với thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập đã được quy định rõ ràng và chi tiết theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, một số lưu ý mà doanh nghiệp cần phải chú ý tới như sau:

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online đến sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định mở chi nhánh.

Sau khi sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận hồ sơ thì sẽ kiểm tra trong vòng 3 ngày không kể thứ 7 và chủ nhật. 

Khi hồ sơ đã hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh.

Khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đó thì cần phải kê khai nộp thuế để hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.

Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về hạch toán độc lập là gì cũng như là các quy định liên quan. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc nào hãy gửi về cho chúng tôi qua TNCNonline.com.vn để được giải đáp miễn phí nha.

 

 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.