So sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau thế nào?

Điểm giống của lý lịch tư pháp số 1 và 2. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào: mẫu lý lịch tư pháp, nơi đăng ký lý lịch tư pháp…

phieu-ly-lich-tu-phap-so-1-va-so-2-khac-nhau-nhu-the-nao-1

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp nói chung là loại phiếu do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức, đóng vai trò ghi nhận, thể hiện:

  • Các án tính của cá nhân, tổ chức.
  • Các quyết định xử phạt đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và tình trạng thi hành án.
  • Quyền thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức đối với những hợp tác xã, doanh nghiệp đã bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Hiện tại, phiếu lý lịch tư pháp được chia làm 2 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. 

Ở nội dung dưới đây, Luật An Tín sẽ giúp bạn phân biệt rõ được 2 loại phiếu lý lịch tư pháp này.

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1. Điểm giống nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2

Về cơ bản, cả phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 đều có những đặc điểm sau:

  • Là căn cứ để chứng minh cá nhân có bị kết án hình sự hay không, tính tới thời điểm cá nhân được cấp phiếu thì tình trạng thi hành án của họ như thế nào.
  • Đều do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân, tổ chức để thể hiện thông tin về lý lịch tư pháp của người được cấp phiếu.
  • Xác định việc bị kết án có ảnh hưởng đến quyền thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp hay đảm nhiệm chức vụ của cá nhân, tổ chức hay không.
  • Nội dung của cả 2 loại phiếu đều:
  • Thể hiện thông tin cá nhân của người được cấp phiếu, bao gồm: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, hộ chiếu/CCCD/CMND, nơi sinh, nơi cư trú.
  • Không thể hiện thông tin về thời hạn sử dụng. Song, đa phần các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đều yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong vòng 6 tháng. 

2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

Dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản giúp bạn có thể phân biệt được phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2: 

2.1 Mẫu lý lịch tư pháp số 1 và 2

Về phần nhìn, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa 2 loại phiếu thông qua mẫu lý lịch tư pháp số 1 và mẫu lý lịch tư pháp số 2:

phieu-ly-lich-tu-phap-so-1-va-so-2-khac-nhau-nhu-the-nao-2

phieu-ly-lich-tu-phap-so-1-va-so-2-khac-nhau-nhu-the-nao-3

2.2 Những nội dung được thể hiện trên phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Những án tích hiện hữu (tức chưa được xóa) của cá nhân được cấp phiếu.
  • Thông tin về việc cấm thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp hay đảm nhiệm chức vụ của người được cấp phiếu (khi cá nhân/tổ chức/cơ quan yêu cầu).
  • Thể hiện đầy đủ các án tích (bao gồm cả án tích đã xóa và chưa xóa) của người được cấp phiếu.
  • Thông tin họ và tên của cha, mẹ, vợ chồng của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
  • Thông tin về việc cấm thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp hay đảm nhiệm chức vụ của người được cấp phiếu. 

2.3 Quy định về đối tượng đăng ký lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị.
  • Công dân Việt Nam. 
  • Công dân nước ngoài đang sống hoặc đã từng sống tại Việt Nam.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.

2.4 Mục đích làm phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. 
  • Thường được nộp kèm theo trong hồ sơ xin việc ở các cơ quan/công ty nhà nước ở Việt Nam hoặc hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…
  • Phục vụ công tác truy tố, điều tra, xét xử.
  • Giúp cá nhân, tổ chức nắm được thông tin về nội dung lý lịch tư pháp của mình.
  • Thường được nộp kèm trong hồ sơ xin định cư tại nước ngoài, làm thủ tục nhập quốc tịch, xin visa, xin học bổng du học, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài…

2.5 Quy định về việc ủy quyền làm lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp nếu cá nhân đang sống ở nước ngoài hoặc cá nhân không thể trực tiếp nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 1. Không được ủy quyền thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tôn trọng quyền cá nhân của người được cấp phiếu. 

Lưu ý: Trường hợp người làm thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 thay là bố, mẹ, vợ, chồng của người xin được cấp phiếu thì không cần giấy ủy quyền.

➤➤ Tham khảo thêm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 và số 2. 

2.6 Nơi làm lý lịch tư pháp 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền cấp giấy lý lịch tư pháp hiện thuộc về hai cơ quan là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Cả phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 đều do hai cơ quan này quản lý và cấp phép. 

Tùy thuộc vào đối tượng, mục đích thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp của cơ quan/tổ chức/cá nhân mà cơ quan cấp lý lịch tư pháp sẽ khác nhau, được quy định cụ thể như sau:

  • Sở Tư pháp, đối với:
    • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
    • Công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài hoặc đang thường trú/tạm trú tại Việt Nam.
  • Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, đối với:
    • Công dân nước ngoài nhưng đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam.
    • Công dân Việt Nam nhưng hiện không xác định được thông tin nơi tạm trú/nơi thường trú. 

Lưu ý:

Trên thực tế, đa số các thủ tục xin lý lịch tư pháp số 1 và số 2 đều có thể thực hiện tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Thế nhưng, để tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian, công sức thực hiện thì bạn có thể nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ngay tại Sở Tư pháp nơi bản thân đang đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú. 

Cân nhắc tham tham khảo dịch vụ làm lý lịch tư pháp – trọn gói chỉ 1.500.000 đồng tại Luật An Tín để tối ưu hóa các bước thủ tục cần thực hiện, nhanh chóng nhận giấy lý lịch tư pháp.

Qua bài viết trên, Luật An Tín đã giúp bạn nắm được thông tin về những điểm giống, khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, qua đó có thể dễ dàng phân biệt 2 loại phiếu này để tiến hành thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp sao cho phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan đến vấn đề này hoặc đang quan tâm về dịch vụ làm lý lịch tư pháp nhanh tại Luật An Tín, hãy liên hệ theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) 090.758.1234 (Miền Trung) 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Các câu hỏi thường gặp về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là loại phiếu được cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc đã từng cư trú tại Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước để xác định cá nhân:

  • Hiện có hay không có những án tích nào.
  • Thuộc hay không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, đảm nhiệm chức vụ.

2. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ xác minh lý lịch tư pháp bản thân hoặc cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc điều tra, xử án. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện:

  • Đầy đủ những án tích hiện có và án tích đã bị xóa.
  • Quy định về việc đối tượng có bị cấm thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, đảm nhiệm chức vụ hay không. 

3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

Về cơ bản, phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 có sự khác nhau về:

  • Mẫu lý lịch tư pháp.
  • Nội dung thể hiện trên phiếu lý lịch tư pháp.
  • Đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp.
  • Mục đích xin lý lịch tư pháp.
  • Quy định về việc ủy quyền thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2.

4. Nơi cấp lý lịch tư pháp là ở đâu?

2 cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. 

➤➤ Tham khảo chi tiết: Nơi làm lý lịch tư pháp.

5. Lý lịch tư pháp kết hôn với người nước ngoài là phiếu lý lịch tư pháp số mấy?

Trường hợp này bạn cần xin lý lịch tư pháp số 2. Tùy vào đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp số 2 mà có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp nơi cá nhân đăng ký tạm trú/đăng ký thường trú.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *