Tài Khoản 141 Là Gì?

Tài khoản 141 là gì? Đâu là phương pháp được sử dụng để hạch toán tài khoản 141? Khi hạch toán tài khoản 141 cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Trong kế toán, hạch toán bằng các tài khoản quy định là điều mà mọi kế toán viên cần hiểu và nắm rõ. Mỗi tài khoản sẽ được sử dụng hạch toán cho một đối tượng sản phẩm, khoản tiền khác nhau. Vậy tài khoản 141 là gì? Trong bài viết dưới đây dichvuluat.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể chính xác nhất về khái niệm, những nguyên tắc cũng như phương pháp hạch toán tài khoản 141 theo đúng pháp luật quy định.

Tài khoản 141 là gì?

Tài khoản 141 là gì? Đây là tài khoản được sử dụng để phản ánh, thể hiện những khoản tạm ứng của một doanh nghiệp cho những lao động làm việc cho họ. Đồng thời cũng thể hiện tình hình thanh toán của những khoản tạm ứng đó.

tài khoản 141 là gì

Tài khoản 141 là gì?

Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 141 

Khi tiến hành hạch toán tài khoản 141, cả đối tượng tạm ứng và các kế toán viên cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Những khoản tạm ứng có thể là khoản tiền hoặc vật tư doanh nghiệp đưa cho người lao động. Những khoản tạm ứng được dùng để làm những công việc, nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng có thể đó là một công việc được giao phó từ cấp trên.
  • Người đứng ra tạm ứng dưới tư cách cá nhân hoặc tập thể sẽ chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về khoản tạm ứng đó. Tạm ứng sẽ chỉ được dùng vào những công việc đã được phê duyệt, không được sử dụng sai mục đích. Nếu khoản tạm ứng không sử dụng hết cần nộp trả lại quỹ.

Người tạm ứng sẽ chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về khoản tạm ứng đó

Người tạm ứng sẽ chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về khoản tạm ứng đó

 

  • Đối tượng tạm ứng sẽ không được phép chuyển khoản tạm ứng cho bất kỳ ai sử dụng. Khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ với khoản tạm ứng đó, người nhận tạm ứng cần lập một bảng thanh toán tạm ứng. Đi kèm với đó là những giấy tờ, chứng từ gốc. Việc tổng kết lại thành bảng giúp dễ kiểm soát và thanh toán toàn bộ, dứt điểm khoản tạm ứng đã nhận, đã dùng đến và chênh lệch giữa các khoản. 
  • Nếu khoản tạm ứng đó không dùng hết nhưng người đảm nhận không nộp lại thì sẽ bị trừ vào lương tháng của người đó. Nếu khoản tạm ứng
  • không đủ, doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm.

Doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm nếu khoản tạm ứng không đủ

Doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm nếu khoản tạm ứng không đủ

  • Cần thanh toán một cách dứt điểm trước khi nhận tạm ứng của kỳ sau. Việc này sẽ có kế toán viên theo dõi, kiểm soát từng người nhận tạm ứng. Sau đó, ghi chép đầy đủ, chi tiết của mỗi lần nhận, thanh toán tạm ứng.

Kết  cấu và Nội dung tài khoản 141

Vậy kết cấu và nội dung của tài khoản 141 là gì? Dưới đây là 3 nội dung của tài khoản 141:

  • Bên nợ: Những khoản tiền, vật tư mà doanh nghiệp ứng cho người lao động.
  • Bên có: 
  • Những khoản tiền tạm ứng đã được thanh toán.
  • Số tiền tạm ứng nhưng không sử dụng hết và nộp lại vào quỹ hoặc trừ trực tiếp vào lương của người nhận tạm ứng.
  • Vật tư không dùng hết và phải nhập lại kho.
  • Số dư bên nợ: Đây là số tạm ứng chưa thanh toán.

Phương pháp hạch toán tài khoản 141

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm, nội dung và những nguyên tắc của tài khoản 141. Hãy cùng xem đâu là phương pháp hạch toán tài khoản 141 chính xác nhé!

Hạch toán tiền tạm ứng để mua nguyên vật liệu, vật tư

  • Hạch toán tiền tạm ứng/vật liệu:

Nợ TK 141

     Có các TK 111, 112, 152, …

  • Hạch toán sau khi hoàn thành công việc được giao: Lúc này người nhận tạm ứng là người phải lập bảng thanh toán tạm ứng dựa trên chứng từ gốc có ký duyệt và xác nhận:

Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642, …

            Có TK 141

  • Các khoản tạm ứng không sử dụng hết và phải nhập lại vào quỹ/kho/trừ trực tiếp vào lương của người tạm ứng:

Nợ TK 111  – Tiền mặt

Nợ TK 152 – Vật liệu

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

           Có TK 141

  • Trường hợp khoản tạm ứng không đủ, doanh nghiệp phải bổ sung thêm:

Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627, …

   Có TK 111 – Tiền mặt

Hạch toán tiền lương ứng trước

Hạch toán tiền lương ứng trước sẽ cần hạch toán qua tài khoản 334 đi kèm với khoản tiền cần trả cho người lao động. Đây là những khoản cần khấu trừ vào lương của người lao động, nhân viên như tiền tạm ứng chưa sử dụng hết hết, các loại bảo hiểm, tiền thu bồi thường,…được ghi như sau:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

         Có TK 141

            Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

            Có TK 138 – Phải thu khác

Hạch toán tiền lương ứng trước là khoản khấu trừ vào lương của người lao động

Hạch toán tiền lương ứng trước là khoản khấu trừ vào lương của người lao động

Khi nào sử dụng tài khoản tạm ứng 141

Sử dụng tài khoản 141 trong hoàn cảnh, thời điểm sau:

  • Khi số tiền tạm ứng được sử dụng để phục vụ những công việc, hoạt động của doanh nghiệp:
  • Khi hoàn thành công việc được giao và người tạm ứng phải lập bảng thanh toán đính kèm chứng từ gốc có ký xác nhận. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
  • Khoản tạm ứng sử dụng không hết và cần nhập lại vào quỹ/kho/trừ trực tiếp vào lương người tạm ứng.
  • Khoản tạm ứng sử dụng hết kế toán viên cần lập phiếu chi để đưa thêm cho người nhận tạm ứng.

Việc hạch toán chính xác là điều mà một kế toán viên cần hiểu và làm đúng. Mong rằng với bài viết trên đây dichvuluat.vn đã giúp bạn hiểu “tài khoản 141 là gì?”. Với tất cả những kiến thức này, việc hạch toán tài khoản của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.