Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty giáo dục – Chi tiết nhất 2023

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, giáo dục đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với con người. Chính vì vậy, ngày nay con người quan tâm rất nhiều đến giáo dục văn hóa, phẩm chất… Hiện nay, ngoài các cơ sở giáo dục công lập, thì ngày càng nhiều người muốn thành lập công ty giáo dục để mở các cơ sở đào tạo tư. Vậy thành lập công ty giáo dục cần những gì? Quy trình thành lập ra sao? Cùng Luật An Tín giải đáp trong bài viết sau đây.

Quy trình thành lập công ty giáo dục

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Giáo dục 2019;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Thông tin và giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị để thành lập công ty giáo dục

Trước khi mở công ty giáo dục, nhà đầu tư cần chuẩn bị các thông tin sau:

  • Lựa chọn tên công ty và thực hiện tra cứu tên công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh bị trùng lặp, nhầm lẫn;
  • Chuẩn bị một địa chỉ phù hợp để làm trụ sở chính của công ty;
  • Chuẩn bị mức vốn điều lệ phù hợp với ngành nghề đăng ký;
  • Lựa chọn người đủ đức, đủ tài và có trách nhiệm để đảm nhiệm vị trí người đại diện theo pháp luật, giám đốc/tổng giám đốc của công ty;

Giấy tờ pháp lý doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • CMND/CCCD của các thành viên góp vốn;
  • CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với trụ sở chính: Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê văn phòng, sổ đỏ.

Mã ngành nghề kinh doanh của công ty giáo dục

Giáo dục đào tạo bao gồm nhiều phân hệ khác nhau từ mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông cơ sở, trung cấp, cao đẳng, đại học, văn hóa nghệ thuật, gia sư, dạy nghề, dạy kỹ năng sống… Các mã ngành nghề liên quan đến giáo dục đào tạo đều là các ngành nghề có điều kiện như: Yêu cầu vốn pháp định, yêu cầu chứng chỉ hành nghề, điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất… Chính vì vậy, khi quyết định đăng ký mã ngành nghề nào dưới đây, thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện của ngành nghề đó.

STT Mã ngành Tên ngành và chi tiết mã ngành nghề giáo dục
1 8511

Giáo dục nhà trẻ.

Chi tiết: Hoạt động giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.

2 8512 

Giáo dục mẫu giáo.

Chi tiết: Hoạt động giáo dục trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

3 8521 

Giáo dục tiểu học.

Chi tiết: Giáo dục tiểu học, dạy kèm.

4 8522 

Giáo dục trung học cơ sở.

Chi tiết: 

5 8523  Giáo dục trung học phổ thông.
6 8531  Đào tạo sơ cấp.
7 8532  Đào tạo trung cấp.
8 8533  Đào tạo cao đẳng.
9 8551  Giáo dục thể thao và giải trí.
10 8552  Giáo dục văn hóa nghệ thuật.
11 8559 

Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

Chi tiết:

Các trung tâm dạy học có các khóa học dành cho học sinh yếu kém;

– Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;

– Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;

– Dạy đọc nhanh;

– Dạy về tôn giáo;

– Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;

– Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);

– Đào tạo tự vệ;

– Đào tạo về sự sống;

– Dạy tin học;

– Giáo dục dự bị;

– Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

– Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe.

12 8560 

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục.

Chi tiết:

– Tư vấn giáo dục, tư vấn du học;

– Tư vấn giáo dục, tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên;

– Tư vấn hướng nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty giáo dục

Quy trình đăng ký thành lập công ty giáo dục đào tạo được thực hiện theo các bước sau:

Các thủ tục sau khi mở công ty

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty giáo dục

Căn cứ vào hướng dẫn của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ thành lập công ty giáo dục gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục;
  • Dự thảo điều lệ công ty giáo dục;
  • Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn của công ty;
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục, các thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập của các thành viên, cổ đông góp vốn là tổ chức; văn bản ủy quyền cho người đại diện của tổ chức kèm theo bản sao CMND/CCCD của người được ủy quyền;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT.

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty giáo dục

Bước 2: Ký tá hồ sơ và nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh

  • Sau khi soạn xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông phải ký tá đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở trên, sau đó tiến hành nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc có thể nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT

  • Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của công ty giáo dục, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp có thể đến bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc đăng ký nhận qua đường bưu điện.

Bước 4: Các việc cần làm sau khi thành lập công ty giáo dục

Sau khi hoàn thành các bước thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần tiến hành thực hiện các công việc sau:

  • Khắc con dấu pháp nhân: Doanh nghiệp cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu. Số lượng, nội dung con dấu do doanh nghiệp quyết định;
  • Hoàn tất các thủ tục về thuế như: Mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng; mua hóa đơn điện tử, phát hành hóa đơn, khai thuế ban đầu, nộp tờ khai lệ phí môn bài;
  • Xin giấy phép hoạt động nếu mở trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học, trường mầm non, nhà trẻ…

Trên đây là những chia sẻ của Luật An Tín về thủ tục thành lập công ty giáo dục. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn về dịch vụ thành lập công ty, hãy liên hệ ngay cho Luật An Tín theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.