Điều kiện, hồ sơ thủ tục thành lập công ty đầy đủ từng loại hình

Muốn thành lập doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nắm rõ thủ tục cũng như điều kiện thành lập công ty. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thành lập 5 loại hình doanh nghiệp khác nhau, có đầy đủ form mẫu cho bạn tham khảo.

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?

1. Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên (MTV)

  • Đơn đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên.
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu nếu chủ sở hữu là cá nhân;
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức. Văn bản ủy quyền cử ra người đại diện của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đó.
  • Giấy ủy quyền và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền, nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.

➤ ➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty TNHH MTV

2. Giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Đơn đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách các thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.  
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu nếu chủ sở hữu là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức. Văn bản ủy quyền cử ra người đại diện của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đó.
  • Giấy ủy quyền và bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu của người được ủy quyền, nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.

➤ ➤ Tải miễn phí: Mẫu hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên

3. Hồ sơ thành thập công ty cổ phần

  • Văn bản đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách tên các cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu nếu chủ sở hữu là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức. Văn bản ủy quyền cử ra người đại diện của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đó.
  • Giấy ủy quyền và bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu của người được ủy quyền, nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.

➤ ➤ Tải miễn phí: Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần

4. Toàn bộ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến thành lập công ty hợp danh

  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách tên các thành viên công ty hợp danh.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu nếu chủ sở hữu là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức. Văn bản ủy quyền cử ra người đại diện của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đó.  
  • Giấy ủy quyền và bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu của người được ủy quyền, nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.

➤ ➤ Tải miễn phí: Bộ hồ sơ thành lập công ty hợp danh

5. Giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • Điều lệ của doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân.

➤ ➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trình tự thành lập công ty, doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các thành phần như trên tương ứng với loại hình công ty/doanh nghiệp muốn thành lập.
  • Hồ sơ dưới dạng văn bản điện tử (file .pdf) nếu nộp qua mạng.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp sau đây:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố, nơi đặt trụ sở chính công ty.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến địa chỉ cơ quan đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố.
  • Cách 3: Nộp hồ sơ tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh hoàn tất kiểm tra và thông báo kết quả.

  • Trường hợp hồ sơ được kiểm duyệt hợp lệ, doanh nghiệp sẽ cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Trường hợp hồ sơ có sai sót, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đưa ra văn bản yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ. Sau đó nộp lại theo quy trình như ban đầu.

Bước 4: Công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và kèm theo lệ phí là 100.000 đồng.

Điều kiện để thành lập được công ty, doanh nghiệp

1. Tên công ty

Tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, quy đặt về cách đặt tên doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Tên của doanh nghiệp phải bao gồm 2 yếu tố chính đó là: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Khi chuẩn bị đăng ký cần tìm hiểu, tham khảo các tên công ty đã đăng ký trước đó để tránh nhầm lẫn và trùng lặp (điều này là bắt buộc, xét trên phạm vi toàn quốc).
  • Không được sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam để đặt tên cho công ty.
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của công ty.

2. Địa chỉ công ty

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

  • Địa chỉ đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp phải tại Việt Nam.
  • Địa chỉ công ty phải là số nhà, tên phố (ngõ phố), tên phường (xã), thị trấn, quận (huyện), thị xã, thành phố/tỉnh.
  • Không đặt địa chỉ doanh nghiệp tại nhà tập thể hoặc nhà chung cư (trừ căn hộ có chức năng thương mại).

3. Vốn điều lệ

Pháp luật không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập công ty, trừ các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định/vốn ký quỹ. Tuy nhiên, khi thành lập công ty cần cân nhắc mức vốn điều lệ cho phù hợp, không nên quá cao cũng không quá thấp, để hạn chế rủi ro cũng như tạo được mức độ uy tín cho các đối tác, chủ nợ.

4. Ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Doanh nghiệp có quyền tự do đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, nếu đăng ký ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề đó (ví dụ cần có giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,…) và phải duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

5. Người đại diện pháp luật

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.

6. Số lượng thành viên góp vốn thành lập công ty

Loại hình công ty Số lượng thành viên góp vốn
Công ty TNHH 1 thành viên Tối đa 1 thành viên là cá nhân/tổ chức góp vốn.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Tối thiểu là 2 và tối đa 50 thành viên là cá nhân/tổ chức góp vốn.
Công ty cổ phần Tối thiểu là 3 cổ đông góp vốn và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Công ty hợp danh Ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh cùng một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có tiếp nhận thêm thành viên góp vốn khác.
Doanh nghiệp tư nhân Chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân.

Các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
  • Làm con dấu công ty.
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Nếu không thực hiện sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.
  • Mua chữ ký số để thực hiện giao dịch các công việc trực tuyến hay mang tính chất điện tử.
  • Mở tài khoản ngân hàng công ty và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế.
  • Nộp tờ khai thuế ban đầu.
  • Nộp tờ khai thuế môn bài trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập, đây là việc quan trọng phải nhớ và ưu tiên thực hiện để tránh bị phạt do trễ hạn.
  • Góp đủ số vốn điều lệ như đã cam kết trong điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mua hóa đơn điện tử và làm các thủ tục thông báo phát hành để được sử dụng.
  • Bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các chứng chỉ hành nghề, giấy phép con,…

Như vậy, Luật An Tín đã cung cấp đầy đủ các thông tin về hồ sơ, thủ tục và điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp từ A-Z. Ngoài ra, nếu bạn tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty thì có thể tham khảo tại Luật An Tín với giá trọn gói chỉ 1.200.000 đồng. Hãy liên hệ ngay với Luật An Tín theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn cụ thể nhé.

Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty, doanh nghiệp

1. Thủ tục thành lập công ty gồm những bước chính nào?

Thủ tục thành lập công ty gồm 4 bước chính đó là:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp.
  • Bước 3: Nhận kết quả.
  • Bước 4: Công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thành lập công ty gồm những thành phần nào? 

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những thành phần chính đó là: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty; điều lệ, quy định, cam kết công ty; danh sách thành viên/cổ đông của công ty; bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, người đại diện pháp luật cho công ty, các thành viên, cổ đông sáng lập; văn bản, giấy ủy quyền cho người được ủy quyền.

3. Theo pháp luật quy định, người đại diện pháp luật phải có độ tuổi từ bao nhiêu?

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý về thành lập doanh nghiệp.

4. Sau khi thành lập doanh nghiệp có phải nộp tờ khai thuế môn bài không?

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải ưu tiên nộp tờ khai thuế môn bài trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập, nếu quên hoặc chậm trễ sẽ phải nộp phí phạt theo quy định.

5. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quy định số lượng thành viên/tổ chức tối thiểu và tối đa là bao nhiêu?

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên là cá nhân/tổ chức góp vốn.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *