Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh nhưng không muốn phát sinh thủ tục khai thuế phức tạp như chi nhánh thì nên thành lập địa điểm kinh doanh. Hãy cùng với Luật An Tín tìm hiểu về các điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh dưới bài viết này nhé!
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ (Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).
Nói một cách dễ hiểu hơn thì địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh
Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Để hiểu rõ hơn địa điểm kinh doanh là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau
- Là địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh, được phép đăng ký một số ngành, nghề kinh doanh theo đăng ký của doanh nghiệp, có mã 5 số riêng, được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999, đây là Mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
- Không có con dấu riêng, không đứng tên hợp đồng kinh tế, không hóa đơn, không mã số thuế riêng. Trường hợp địa điểm kinh doanh trùng với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì thực hiện kê khai, nộp thuế đối với địa điểm kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty thì địa điểm đó phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại chi cục thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
- Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hạch toán thuế tùy theo công ty theo hình thức kê khai thuế tập thể.
Điều kiện để doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
1. Về tên địa điểm kinh doanh
- Tên địa điểm kinh doanh được đặt theo quy tắc: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng + Tên doanh nghiệp/chi nhánh chủ quản.
- Tên riêng không được sử dụng các từ “công ty ”, “ doanh nghiệp ” và được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc dán tại trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký bằng tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
2. Địa chỉ đăng ký kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở những vị trí thuận lợi, khu dân cư, khu vực sầm dễ dàng nhìn thấy. Tuy nhiên, bắt buộc phải đăng ký tại những vị trí ngoài địa chỉ trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
- Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
- Không được đặt địa điểm kinh doanh tại căn hộ tập thể hay nhà chung cư chỉ có chức năng để ở.
3. Ngành nghề kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh chỉ có thể kinh doanh một nhóm ngành nghề cụ thể trong tất cả những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký.
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KHĐT.
- CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Trong đó nội dung thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cần có các giấy tờ sau:
- Tên doanh nghiệp, mã số thuế.
- Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh.
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Thông tin chi nhánh chủ quản trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh mà địa điểm kinh doanh trực thuộc.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập
Sau khi các công ty chuẩn bị xong hồ sơ có chữ ký của người đại diện pháp luật thì sẽ nộp hồ sơ trực tiếp về Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 5-7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh cho các doanh nghiệp cung cấp hồ sơ hợp lệ hoặc phản hồi bằng văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 4: Đăng bố cáo thành lập địa điểm kinh doanh
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6 điều cần lưu ý khi đăng ký mở địa điểm kinh doanh
- Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh không phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
- Không được ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.
- Địa điểm kinh doanh phải sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
- Bắt buộc kê khai và nộp lệ phí môn bài mức 1.000.000đ/năm.
- Mọi hoạt động kinh doanh đều sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ hay là chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
Chúng ta có thể thấy những ưu điểm sau:
- Có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau trong hoặc ngoài tỉnh / thành phố
- Việc hạch toán và kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ
- Có chức năng kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã của đơn vị trực thuộc.
- Thuế địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hàng năm 1.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Kê khai thuế môn bài: “1. Người nộp thuế môn bài nộp tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tỉnh khác với tỉnh nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp các đơn vị trực thuộc. ”
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh trở lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh rất gọn nhẹ, nhanh chóng và dễ dàng, thông thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi Đặt trụ sở chính; Không phải làm thủ tục đóng thuế, đóng dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
Tất nhiên, sẽ không có gì là hoàn hảo, đằng sau những ưu điểm sẽ luôn có những nhược điểm nhỏ:
- Địa điểm kinh doanh sẽ không có quyền đăng ký con dấu riêng
- Phải kê khai thuế tùy theo công ty mẹ
- Không được phép thành lập tại tỉnh mà công ty mẹ không có trụ sở chính hoặc chi nhánh.
- Phải nộp thuế môn bài.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Giấy đăng ký địa điểm kinh doanh
Lời kết
Trên đây là những thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm về dịch vụ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh tại Luật An Tín liên hệ ngay qua số hotline 0902.553.555 (TP. HCM) hoặc 0972.006.222 (Hà Nội) để được tư vấn chi tiết.
Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan