Hồ sơ thủ tục đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng và nộp trực tiếp sẽ được Luật An Tín chia sẻ cụ thể trong bài viết này.

Đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục pháp lý cần thiết và quan trọng khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh mà hiện tại doanh nghiệp chưa có. Luật An Tín sẽ chia sẻ chi tiết về hồ sơ, cách đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng và nộp trực tiếp để doanh nghiệp theo dõi trong bài viết này.

Thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có thể được hiểu theo một cách đơn giản chính là thủ tục thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi các công ty có nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Theo đó, quy trình đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh được tiến hành giống như thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Công ty có thể thay đổi, bổ sung một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh chưa được đăng ký, sau khi hoàn thành thủ tục, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Từ năm 2014 đến nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) không còn ghi nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Toàn bộ ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ được ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh khi phát sinh các lĩnh vực kinh doanh ngoài danh mục doanh nghiệp đã đăng ký.

Thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:

  • Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Các tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật công ty không trực tiếp đi nộp hồ sơ). 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có 2 cách để đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh như sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố công ty đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. Còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thành phần hồ sơ và quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ có nhiều điểm khác biệt so với quy định trên và nhiều vấn đề khác phát sinh trong quá trình xử lý.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trong vòng 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Hoặc gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).

Lưu ý: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công ty cần phải đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.  

Tham khảo dịch vụ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0972.006.222 (Hà Nội) hoặc 0902.553.555 (TP. HCM) để được tư vấn miễn phí về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý khi đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Để tránh bị phạt hành chính có thể từ 500.000đ đến 5.000.000đ, doanh nghiệp cần nắm rõ 3 lưu ý và 7 điều kiện sau khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh:

➤ 3 lưu ý trước khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề

  • Doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề; 
  • Doanh nghiệp cần phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế mới (Quyết định 27/2018/QĐ-TTg);
  • Doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/08/2018, nếu muốn thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh thì bắt buộc phải cập nhật theo mã ngành kinh tế mới.

➤ 7 điều kiện khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề

  • Ngành nghề đăng ký bổ sung không thuộc 7 trường hợp cấm đầu tư kinh doanh;
  • Mã ngành nghề đăng ký thay đổi, bổ sung cần nằm trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật khác;
  • Nếu ngành nghề đăng ký thuộc danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đảm bảo đáp ứng và duy trì được các điều kiện về ngành nghề đó trong suốt quá trình hoạt động;
  • Có thể bổ sung thêm chi tiết mã ngành nghề kinh doanh vào ngành nghề đã đăng ký.
  • Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được bổ sung những ngành nghề phù hợp với những cam kết của WTO mà Việt Nam đã tham gia và cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên cả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Khi thực hiện thủ tục thay đổi, thêm/giảm mã ngành nghề kinh doanh thì phải cập nhật thông tin liên hệ công ty (số điện thoại/email/fax).
  • Khi muốn thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần biết những ngành nghề đó có điều kiện hay không, nếu có thì điều kiện đó là gì.

Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Lập danh sách các nghề cần bổ sung

  • Trước khi mã hóa ngành nghề kinh doanh, bạn phải xác định ngành nghề mình thêm vào và lập danh sách (không giới hạn số lượng ngành nghề đăng ký)

Bước 2: Tra cứu mã ngành cần bổ sung

Khi đã xác định được dự định bổ sung ngành nào, bước tiếp theo là tra cứu mã ngành và lập bảng nhóm ngành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tháng 07/2018 hoặc tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Bạn là đại lý du lịch và muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì có thể đăng ký mã ngành nghề: 7911 Đại lý du lịch và 7912 Điều hành tua du lịch (Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Dịch vụ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Dịch vụ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh trọn gói chỉ 1.000.000 đồng, cam kết không phát sinh chi phí và hoàn thành thủ tục trong vòng 05 ngày làm việc. 

Khi sử dụng dịch vụ tại Luật An Tín sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giản tiện các thủ tục pháp lý rườm rà cũng như tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để tiến hành kinh doanh, xuất hóa đơn… 

6 việc Luật An Tín sẽ thay doanh nghiệp thực hiện:

  • Tiếp nhận thông tin và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu và mã hóa ngành nghề kinh doanh;
  • Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Công bố về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia;
  • Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp;
  • Cam kết hoàn thành đúng thời gian, bảo mật thông tin doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quan tâm về dịch vụ đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc cần tư vấn liên hệ hotline 0972.006.222 (Hà Nội) hoặc 0902.553.555 (TP. HCM) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *