Bảng cân đối số phát sinh là một trong những loại bảng quan trọng mà nhân viên kế toán trong doanh nghiệp phải biết. Vậy cụ thể, bảng cân đối số phát sinh là gì, tác dụng và cách lập bảng số liệu này là như thế nào
Bảng cân đối số phát sinh là một loại bảng quan trọng dùng để quản lý những hoạt động về tài khoản tài sản và nguồn vốn của công ty. Nhân viên kế toán của một công ty cần phải biết rõ cách lập loại bảng báo cáo này. Vậy hãy cùng tìm hiểu bảng cân đối số phát sinh là gì cũng như là cách để lập bảng tài khoản này thông qua bài viết bên dưới nhé!
Bảng cân đối số phát sinh là gì?
Bảng cân đối số phát sinh chính là bảng báo cáo của doanh nghiệp dùng để kiểm tra và tổng hợp tất cả những tài khoản trong kỳ kế toán gồm có số dư đầu kỳ, số dư phát sinh và số dư cuối kỳ.
Bảng cân đối số phát sinh là gì? Chính là bảng báo cáo của doanh nghiệp dùng để kiểm tra và tổng hợp tất cả những tài khoản trong kỳ
Mục đích của doanh nghiệp khi sử dụng bảng cân đối số phát sinh là gì? Đó là dùng để kiểm tra những số liệu của doanh nghiệp và đối chiếu lại những khoản được ghi lại trong sổ sách, những từ. Ngoài ra, việc lập bảng cân đối số phát sinh sẽ giúp nhân viên kế toán tiết kiệm thời gian và dễ dàng kiểm soát những thông tin, số liệu một cách chính xác hơn.
Việc lập bảng cân đối số phát sinh sẽ được nhân viên kế toán thực hiện trước khi làm bảng cân đối kế toán hoặc tiến hành những nghiệp vụ kế toán khác trong doanh nghiệp . Bảng cân đối số phát sinh còn có thể được gọi là bảng cân đối tài khoản.
Phân biệt bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán
Điểm chung của bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán chính là công cụ cần thiết của người quản lý doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của công ty. Thông qua hai bảng báo cáo này, những nhà quản lý có thể nắm rõ được tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong một thời điểm cụ thể.
Nhân viên kế toán có thể dễ dàng kiểm tra những số liệu được ghi chép và tính toán trong kỳ kế toán. Ngoài những điểm giống nhau, điểm khác biệt giữa bảng cân đối kế toán và bảng cân đối số phát sinh là gì?
Ngoài những điểm giống nhau, điểm khác biệt giữa bảng cân đối kế toán và bảng cân đối số phát sinh là gì?
Đầu tiên, bảng cân đối số phát sinh sẽ giúp cho doanh nghiệp biết rõ những số dư đầu kỳ, số dư phát sinh và số dư cuối kỳ của những tài khoản tài sản và nguồn vốn của công ty trong thời điểm cụ thể. Còn đối với bảng cân đối kế toán, báo cáo chỉ cho biết tài khoản tài sản và nguồn vốn của công ty thông qua thông tin là số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Cơ sở để hình thành nên bảng cân đối số phát sinh là tổng số dư của bên nợ phải bằng tổng số dư của bên có. Còn tổng số tài sản phải bằng tổng nguồn vốn là cơ sở hình thành nên bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối số phát sinh sẽ được thể hiện bằng cách liệt kê không bắt buộc theo 2 phần riêng là phần tài sản và phần nguồn vốn. Báo cáo sẽ liệt kê những tài khoản kế toán mà công ty sử dụng nó để hạch toán trong kỳ. Và những tài khoản trên không được có có số dư cuối kỳ là số âm.
Những tài khoản trong bảng cân đối số phát sinh không được có số dư cuối kỳ là có giá trị âm
Đối với bảng cân đối kế toán, số liệu cần phải được liệt kê và sắp theo tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia làm 2 phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn vốn sẽ được chia làm nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán cho phép một số tài khoản đặc biệt được ghi giá trị âm.
Tác dụng của bảng cân đối tài khoản là gì?
Vậy, vai trò của bảng cân đối số phát sinh là gì? Bảng cân đối tài khoản có vai trò không thể thiếu trong những nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp. Bảng này sẽ giúp cho nhân viên kế toán có thể dễ dàng kiểm tra, ghi chép và tính toán lại số liệu của công ty một cách có hệ thống hơn.
Tác dụng của bảng cân đối số phát sinh là gì? Giúp công ty có một góc nhìn tổng thể về tài sản và nguồn vốn đến có những hoạt động kinh doanh hợp lý
Trong bảng cân đối số phát sinh, tổng của bên tài khoản nợ và tài khoản có của các cột số dư ở đầu kỳ, cột số dư cuối kỳ và cột số dư phát sinh phải bằng nhau. Đối với từng tài khoản, số dư cuối kỳ của doanh nghiệp phải bằng tổng của số dư đầu kỳ và số dư phát sinh tổng và sau đó trừ đi số dư phát sinh giảm.
Sau khi nhân viên kế toán tính xong mà thấy có sai lệch, thì nhân viên kế toán cần phải xem xét và kiểm tra lại những ghi chép và tính toán đã đúng chưa. Bảng cân đối số phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp có cách nhìn tổng thể về tài sản, nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như thế nào.
Ngoài ra, nhân viên kế toán cần phải làm bảng cân đối tài khoản trước khi làm bảng cân đối kế toán để rà soát kỹ những số liệu. Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho công ty có được những tài liệu cụ thể để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản
Khi bạn muốn lập bảng cân đối tài khoản, bạn cần phải chia số liệu ghi ở bảng cân đối tài khoản thành 2 phần.
- Phần thứ nhất sẽ là số liệu dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các tài khoản.
- Phần thứ hai sẽ là số dư phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ của các tài khoản. Ở 2 phần này, số dư bên nợ phát sinh sẽ được ghi chép vào cột nợ và số dư có phát sinh thì sẽ được ghi vào cột có.
Những hướng dẫn cơ bản để tạo lập một bảng cân đối số phát sinh là gì?
Cột A và B trong bảng cân đối tài khoản sẽ là cột dùng để ghi số hiệu tài khoản và tên tài khoản mà công ty cần sử dụng
Cột 1 và cột 2 sẽ dùng để thể thể hiện số dư đầu kỳ của doanh nghiệp và đươc tính từ ngày đầu tháng của tháng đầu năm của doanh nghiệp. Số liệu thường được ghi chép ở 2 cột này thường dựa trên số dư đầu tháng của tháng đầu năm hoặc là phần số dư cuối năm của bảng cân đối năm trước.
Cột 3 và 4 sẽ phản ánh số dư phát sinh trong kỳ . Các tài khoản sẽ thể hiện tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có thông qua 2 cột này. Bạn cần phải dựa vào mục cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm của tài khoản tương ứng để ghi chép vào cột tương ứng.
Cột 5 và 6 sẽ dùng để ghi chép số dư cuối kỳ của doanh nghiệp căn cứ vào ngày cuối cùng của năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu ở 2 cột này sẽ được dùng để tạo thành bảng cân đối số phát sinh cho năm tiếp theo.
Người lập bảng cân đối tài khoản cần phải dựa trên số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo hoặc là tính toán những cột số dư đầu kỳ và số dư phát sinh của năm tiếp để hoàn thành 2 cột này.
Người lập bảng cân đối số phát sinh sau khi có đủ số liệu cần thiết thì phải tiến hành việc tổng cộng tạo thành bảng cân đối tài khoản.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bảng cân đối số phát sinh cũng như là tác dụng của bảng báo cáo này. Hy vọng thông qua những hướng dẫn vừa rồi từ dichvuluat.vn, bạn đã hiểu được bảng cân đối số phát sinh là gì và có thể tự lập một bảng cân đối tài khoản một cách hoàn chỉnh nhé!
Bài viết liên quan