Chứng từ kế toán là gì? Phân loại chứng từ kế toán như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc các câu hỏi này hãy click ngay vào bài viết dưới đây nhé.
Chứng từ có rất nhiều loại, rất phong phú và đa dạng. Có nhiều cách thức khác nhau để có thể phân loại các chứng từ. Với bài viết dưới đây, dichvuluat.vn sẽ chi rõ chứng từ kế toán là gì cũng nhưc cách phân loại chứng từ theo nhiều cách khác nhau. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Chứng từ kế toán là gì
Chứng từ kế toán là gì thì theo bộ luật kế toán năm 2015, chứng từ kế toán là các loại giấy tờ và những vật mang thông tin phản ánh nghiệp vụ về kinh tế và tài chính phát sinh đã hoàn thành, đây được coi là căn cứ để ghi chép sổ kế toán. Chứng từ kế toán là loại tài liệu kế toán.
Có thể kể đến một số loại chứng từ kế toán thông dụng như: Bảng chấm công, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, xuất kho, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, biên bản để đánh giá lại tài sản cố định, hoá đơn bán hàng và hoá đơn GTGT…
Chứng từ kế toán là gì?
Các loại chứng từ kế toán
Ngoài chứng từ kế toán là gì thì chứng từ kế toán được phân loại để nhằm mục đích xử lý các hồ sơ sổ sách của kế toán, lên báo cáo thuế. Đồng thời lưu trữ hồ sơ kế toán để có thể phục vụ cho việc kiểm tra cũng như việc quyết toán thuế.
Phân loại theo tính chất pháp lý
Theo tính chất pháp lý, ngoài chứng từ kế toán là gì thì chứng từ kế toán sẽ được phân biệt thành hai loại đó là chứng từ hướng dẫn và chứng từ bắt buộc:
- Chứng từ hướng dẫn: Đây là những chứng từ kế toán được sử dụng ở trong nội bộ của đơn vị. Nhà nước sẽ chỉ hướng dẫn những chỉ tiêu đặc trưng cơ sở để đơn vị dựa vào đó vận dụng một cách linh hoạt, thích hợp trong từng tình huống cụ thể nhất định. Chẳng hạn như là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Chứng từ bắt buộc là các loại chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế của các pháp nhân hoặc yêu cầu quản lý chặt chẽ, có tính chất phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như hoá đơn giá trị gia tăng. Với loại chứng từ bắt buộc, thì nhà nước tiêu chuẩn hóa quy cách, chỉ tiêu, biểu mẫu phản ánh trong chứng từ, phương pháp và mục đích lập chứng từ. Chứng từ bắt buộc đã được áp dụng thống nhất trong các lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Phân loại theo tính chất pháp lý
Phân loại theo công dụng chứng từ
- Chứng từ mệnh lệnh: Đây là loại chứng từ sẽ dùng để có thể truyền đạt được những mệnh lệnh hay những chỉ thị của lãnh đạo cho những bộ phận cấp dưới thi hành theo.
- Chứng từ chấp hành: Sẽ là những chứng từ để có thể chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế nào đó đã hoàn thành hay chưa.
- Chứng từ thủ tục: Đây là các loại chứng từ được tổng hợp và phân loại những nghiệp vụ kinh tế liên quan đến những đối tượng cụ thể hay nhất định của kế toán, để có thể thuận lợi trong việc ghi lại sổ sách và đối chiếu lại các loại tài liệu liên quan.
- Chứng từ liên hợp: Là những loại chứng từ có đặc điểm của 2 hay 3 loại chứng từ nói ở trên.
Phân loại theo quy trình lập chứng từ
- Chứng từ ban đầu: Hay còn được gọi là chứng từ gốc đây là những chứng từ sẽ được lập trực tiếp khi các nghiệp vụ kinh tế có phát sinh hay vừa được hoàn thành.
- Chứng từ tổng hợp: Đây là loại chứng từ có thể dùng để tổng hợp những số liệu của các nghiệp vụ kinh tế cùng một loại nhằm mục đích giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản hơn trong việc ghi chép sổ.
Phân loại theo quy trình lập chứng từ
Phân loại theo phương thức lập chứng từ
Theo phương thức lập chứng từ sẽ có 2 cách đó là:
- Chứng từ một lần: Đây là loại chứng từ việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế mà phát sinh sẽ được tiến hành một lần, rồi sau đó sẽ chuyển vào ghi chép sổ kế toán.
- Chứng từ nhiều lần: Đây là một loại chứng từ để ghi nghiệp vụ kinh tế tiếp diễn ra nhiều lần. Và sau mỗi lần ghi những con số sẽ được cộng dồn lại cho tới một giới hạn nào đấy mà đã được xác định trước đó, tiếp theo là được chuyển vào ghi sổ kế toán.
Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh của chứng từ
Dựa theo cách phân loại này, với mỗi nội dung mà nghiệp vụ phát sinh sẽ tương ứng với loại chứng từ liên quan:
- Chỉ tiêu bán hàng: Thẻ quầy hàng.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu xuất kho.
- Tiền lương và chỉ tiêu lao động: bảng chấm công.
- Chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu.
- Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định.
Phân loại theo dạng thể hiện chứng từ
- Chứng từ điện tử: Đây là loại chứng từ sẽ được thể hiện qua dạng dữ liệu điện tử, và được mã hoá mà không làm thay đổi khi truyền qua mạng máy tính hay qua vật mang tin như: đĩa từ, bản từ, các loại thẻ thanh toán…
- Chứng từ bình thường: Đây là loại chứng từ thể hiện dưới dạng giấy tờ nhằm mục đích chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà đã thực sự hoàn thành không cần thực hiện qua dạng dữ liệu điện tử.
Như vậy bài viết đã giới thiệu tới các bạn chứng từ kế toán là gì và phân loại chứng từ kế toán rất cụ thể và cho tiết. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc hoặc muốn có thêm nhiều các thông tin hữu ích về chứng từ kế toán, các bạn hãy truy cập ngay địa chỉ website dichvuluat.vn nhé. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan