Đối tượng tập hợp chi phí là gì? Nếu bạn đang quan tâm hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau với các thông tin về đối tượng tập hợp chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí (ĐTTHCP) là công việc rất quan trọng. Như ghi nhận việc xác định ĐTTHCP là bước đầu tiên để hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vậy thực tế đối tượng tập hợp chi phí là gì? Ngay sau đây bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua góc thông tin tư vấn.
Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là thuật ngữ quen thuộc trong hạch toán doanh nghiệp. Tuy nhiên đối tượng tập hợp chi phí là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Vì thế trước tiên bạn hãy tìm hiểu bản chất của đối tượng tập hợp chi phí.
Tìm hiểu khái niệm đối tượng tập hợp chi phí là gì?
Khái niệm đối tượng tập hợp chi phí là gì?
Đối tượng tập hợp chi phí thực tế là cụm từ biểu thị cho đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Đây thực chất là thuật ngữ để chỉ về phạm phi tập hợp chi phí được xác định trước. Và mục đích chính là để kiểm soát chi phí cũng như tính toán giá thành sản phẩm.
Ở đây bạn có thể hiểu phạm vi tập hợp chi phí bao gồm như:
- Nơi phát sinh chi phí: Có thể là phân xưởng, cơ sở sản xuất hoặc bộ phận chức năng,…
- Nơi gánh chịu chi phí: Đây là sản phẩm hay công việc,…do doanh nghiệp đang sản xuất. Hoặc công trình hạng mục công trình đang xây,…
Vậy nên về cơ bản bạn cũng có thể hiểu nôm na xác định ĐTTHCP là xác định nơi chi phí phát sinh & đối tượng gánh chịu chi phí. Định nghĩa này đúng cho các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác cũng có thể áp dụng cách hiểu trên.
Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí
Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí là gì? Đây cũng là vấn đề bạn hiểu rõ để nắm bắt đúng bản chất của đối tượng tập hợp chi phí. Theo đó về cơ bản bạn hãy lưu ý có nhiều căn cứ để xác định. Tuy nhiên nổi bật có thể liệt kê các căn cứ như sau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí cần dựa vào nhiều căn cứ, tiêu chí khác nhau
- Đặc điểm, công dụng của chi phí
- Đặc điểm cơ cấu về tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Chẳng hạn việc phân cấp quản lý hay yêu cầu quản lý bộ phận của tổ chức như thế nào
- Tính chất của quy trình công nghệ áp dụng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
- Đặc điểm của sản phẩm: Đặc điểm kỹ thuật, Đặc điểm sử dụng, Đặc điểm thương phẩm
- Yêu cầu kiểm tra, hạch toán kinh tế nội bộ
- Đơn vị tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng
Xác định đối tượng tập hợp chi phí theo một số ngành
Đối tượng tập hợp chi phí sẽ thay đổi tùy vào đặc điểm doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh. Ví dụ như sau:
Đối với ngành công nghiệp
- Từng loại sản phẩm
- Từng nhóm sản phẩm cùng loại
- Từng công việc
- Từng phân xưởng
- Từng giai đoạn công nghệ
- Từng đơn đặt hàng
Đối với ngành nông nghiệp
- Từng loại cây trồng
- Từng loại gia súc
- Từng loại sản phẩm chế biến
- Từng nhóm cây trồng
Đối với ngành xây dựng cơ bản
- Từng công trình cơ bản
- Từng hạng mục công trình
- Từng phân xưởng sản xuất
- Từng đội xây dựng
Mỗi ngành nghề, doanh nghiệp riêng sẽ xác định đối tượng tập hợp chi phí khác nhau
Biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí
Biểu hiện đối tượng tập hợp chi phí thường được xét trên góc độ chung. Vậy cụ thể biểu hiện đối tượng tập hợp chi phí là gì? Về cơ bản bạn có thể ghi nhớ 2 biểu hiện như sau:
Các trung tâm chi phí
Đây là những bộ phận có trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ở bộ phận đó nhà quản trị chịu trách nhiệm về biến động chi phí có phát sinh trong kỳ. Trong doanh nghiệp sản xuất thì trung tâm chi phí đó là:
- Từng phân xưởng
- Từng đội sản xuất
- Từng đơn vị sản xuất
Mỗi phân xưởng trong doanh nghiệp có thể hoàn thành công việc độc lập nào đó. Hoặc phân xưởng chính là một giai đoạn công nghệ nằm trong quy trình sản xuất. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp thương mại thì trung tâm chi phí có thể là:
- Mỗi cửa hàng
- Mỗi quầy hàng
- …
Còn đối với ngành kinh doanh du lịch thì trung tâm chi phí là:
- Từng khách sạn
- Từng khu nghỉ mát
- Từng bộ phận kinh doanh
Sản phẩm hay nhóm sản phẩm cùng loại hoặc một chương trình nào đó,…
Đối tượng tập hợp chi phí ở đây khi xác định thường không cần quan tâm tới bộ phận phát sinh chi phí. Thay vào đó phải quan tâm đến chi phí phát sinh là cho công việc gì, hoạt động nào. Khi đó người quản trị mới so sánh, đánh giá được chi phí giữa sản phẩm, hoạt động với nhau.
Có 2 biểu hiện của đối tượng tập hợp chi phí khi xét trên góc nhìn chung
Đối tượng tập hợp chi phí là gì? Căn cứ xác định, biểu hiện của đối tượng tập hợp chi phí? Hy vọng qua những thông tin cập nhật ở trên bạn có thể có cái nhìn chính xác, toàn diện nhất. Đây là điều cơ bản, cần thiết để giúp bạn bước đầu thực hiện quá trình tập hợp chi phí. Còn nếu bạn cần cập nhật thêm thông tin mới hãy truy cập https://dichvuluat.vn/ nhé.
Bài viết liên quan