Giá Trị Thuần Có Thể Thực Hiện Được Là Gì?

Nếu muốn trở thành một kế toán, bạn phải biết đến giá trị thuần có thể thực hiện được. Vậy giá trị thuần có thể thực hiện được là gì?

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ giá trị thuần có thể thực hiện được ở đâu chưa? Vậy thực tế thì giá trị thuần có thể thực hiện được là gì và có vai trò như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết hôm nay. 

Giá trị thuần có thể thực hiện được là gì? 

giá trị thuần có thể thực hiện được là gì

Giá trị thuần có thể thực hiện được là gì?

Giải đáp giá trị thuần có thể thực hiện được là gì? 

Về mặt thuật ngữ, giá trị thuần có thể thực hiện được trong tiếng Anh là Net Realizable Value, do đó ký hiệu là NRV. Về mặt chuyên môn, giá trị thuần có thể thực hiện được là gì? Theo định nghĩa của Wiki thì đây là thước đo giá trị của tài sản cố định. Hay nói một cách cụ thể hơn thì giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị sẽ nhận được khi bán tài sản trừ đi chi phí ước tính hợp lý liên quan đến giao dịch bán tài sản đó. 

Tiêu chuẩn quy định đối với giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV)

Trong nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được là một phương pháp được ứng dụng thường xuyên để đánh giá giá trị của tài sản đang nằm trong kho. Vậy quy chuẩn của giá trị thuần có thể thực hiện được là gì

Đây là nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, có ký hiệu là GAAP và là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Theo đó, GAAP buộc các kế toán viên công chứng (CPA) phải áp dụng nguyên tắc thận trọng cho mọi nghiệp vụ kế toán. 

Cụ thể hơn, nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc mà kế toán phải sử dụng các phương pháp kế toán có khả năng tạo ra ít lợi nhuận hơn và đặc biệt là không phóng đại giá trị của tài sản.  Trong số các tài sản có giá trị lớn nhất của một doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán, không thể không kể đến hàng tồn kho và các khoản phải thu. Giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) thường được sử dụng để định giá 2 loại tài sản quan trọng này. 

Ứng dụng của giá trị thuần có thể thực hiện được

Các khoản phải thu 

giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoản thu

Giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoản phải thu 

Đối với các khoản phải thu, số dư trên tài khoản này được chuyển đổi thành tiền mặt khi khách hàng thanh toán những hóa đơn mà họ đã mua chịu trước đó. Đồng thời số dư của các khoản phải thu sẽ bị điều chỉnh xuống nêu khách hàng không thực hiện thanh toán đầy đủ. Vậy với các khoản phải thu, giá trị thuần có thể thực hiện được là gì? Đó là số dư các khoản phải thu đầy đủ trừ đi trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi. 

Hàng tồn kho 

Theo nguyên tắc GAAP, các kế toán phải căn cứ vào giá vốn và giá thị trường để lựa chọn mức giá thấp hơn khi định giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Vậy khi giá trị trường của hàng tồn kho giảm dưới mức giá gốc, điều gì sẽ xảy ra? 

Lúc này kế toán buộc phải áp dụng nguyên tắc thận trọng, đó là áp dụng mức giá thị trường để định giá hàng tồn kho. Bởi giá thị trường được xác định thấp hơn cả NRV và chi phí thay thế. 

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Theo thông tin mới nhất do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) – tổ chức có vai trò xây dựng tiêu chuẩn GAAP đã ban hành bộ tiêu chuẩn cập nhật những thay đổi mới. Theo đó, các kế toán không được sử dụng phương pháp nhập sau – xuất trước, hay còn gọi là LIFO hoặc phương pháp tính theo giá bán lẻ. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp chi phí thấp hơn hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) để phù hợp với quy chuẩn IFRS. 

Bên cạnh đó, khi một doanh nghiệp đi mua sắm nguyên – vật liệu, hàng hóa, đôi khi họ phải chịu thêm chi phí để vận chuyển, lưu trữ. Đây là khoản chi phí được trừ vào giá bán để tính NRV. Đồng thời phải tính đến mục đích dự trữ hàng tồn kho. Chẳng hạn như hàng tồn kho đó dùng để đảm bảo cho các hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nếu số lượng hàng tồn kho lớn hơn số lượng hàng cần đáp ứng cho hợp đồng thì NRV chính là số chênh lệch, được đánh giá dựa trên cơ sở giá bán ước tính. 

Vào cuối năm kế toán, khi NRV của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giá trị của khoản mục dự phòng là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được. 

Kế toán chi phí 

Giá trị thuần có thể thực hiện được trong kế toán chi phí

Giá trị thuần có thể thực hiện được trong kế toán chi phí 

NRV cũng được dùng để tính toán chi phí của các mặt hàng, sản phẩm được sản xuất cùng nhau trong hệ thống chi phí chung cho đến khi các mặt hàng đó được sản xuất riêng. Vậy vai trò của giá trị thuần có thể thực hiện được là gì trong trường hợp này? Chính vì NRV hỗ trợ phân bổ chi phí chung cho từng sản phẩm nên các nhà quản lý tài chính có thể dễ dàng tính được mức chi phí tổng và định giá bán sản phẩm. 

Hy vọng bài viết từ dichvuluat.vn đã giải thích một cách chi tiết giá trị thuần có thể thực hiện được là gì cho bạn đọc. Để ước tính chính xác giá trị thuần có thể thực hiện được, cần phải căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy vào những thời điểm kết thúc niên độ. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *