Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? 5 điều cần LƯU Ý!

Giấy phép kinh doanh hay còn gọi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng, được ví như “giấy khai sinh” của doanh nghiệp. Vậy đặc điểm của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Điều kiện, nội dung Giấy phép đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao? Cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gì?

Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc điện tử thể hiện những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. 

Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty sẽ có tư cách pháp nhân và được hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Đây cũng là cơ sở giúp cơ quan chức năng bảo hộ tên của các công ty đã đăng ký, cũng như dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp.


Giấy phép đăng ký kinh doanh

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Cần cung cấp đủ, hợp lệ và chính xác các thông tin trong hồ sơ khi đăng ký doanh nghiệp như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, thông tin cá nhân của các thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề kinh doanh…
  • Chỉ được kinh doanh những ngành nghề hợp pháp, được pháp luật cho phép.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký và phí công bố nội dung doanh nghiệp theo quy định.
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện khi thành lập doanh nghiệp chẳng hạn như điều kiện về tên công ty; địa điểm kinh doanh không được là chung cư, nhà tập thể chỉ có chức năng để ở; vốn điều lệ phù hợp với khả năng, quy mô của doanh nghiệp; đáp ứng số lượng thành viên của công ty tương ứng với từng loại hình…

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ có thẩm quyền:

  • Tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của thông tin hồ sơ đăng ký thành lập.
  • Cấp Đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có hồ sơ hợp lệ.
  • Trong trường hợp, hồ sơ đăng ký kinh doanh chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản, hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
  • Thực hiện cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

Mỗi tỉnh thành sẽ đều có 1 Phòng đăng ký kinh doanh riêng để thực hiện những nhiệm vụ và chức năng này.

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

5 nội dung quan trọng của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Tên và mã số doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính.
  • Thông tin cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. 
  • Thông tin cá nhân của các thành viên góp vốn là cá nhân đối với công ty TNHH; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức.
  • Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế và cũng là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để phù hợp hơn với định hướng kinh doanh. 10 trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thường gặp sau:

  1. Thay đổi tên công ty.
  2. Thay đổi địa chỉ trụ sở.
  3. Thay đổi (tăng/giảm) vốn điều lệ.
  4. Thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp.
  5. Thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  6. Thay đổi thành viên công ty (áp dụng với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và thành viên hợp danh công ty hợp danh).
  7. Thay đổi chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân).
  8. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  9. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
  10. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nếu thay đổi các thông tin không có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký thuế… 

Hy vọng qua bài viết này, Luật An Tín đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì cũng như những điều cần biết cần biết về loại giấy phép này. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Luật An Tín theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.