Cổ phần là gì? Các loại cổ phần trong công ty cổ phần | MỚI

Cổ phần là gì? Phân biệt các loại cổ phần: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi (cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết…).

Cổ phần là gì?

Cổ phần là thuật ngữ dùng để chỉ những phần bằng nhau sau khi được chia ra từ vốn điều lệ của công ty cổ phần, mang những đặc điểm sau:

  • Cổ phần chỉ tồn tại trong công ty cổ phần. 
  • Mệnh giá của cổ phần không cố định mà tùy thuộc vào quyết định của công ty cổ phần, được in trên cổ phiếu. 
  • Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.

➤➤ Tham khảo thêm:

phan-biet-cac-loai-co-phan-trong-cong-ty-co-phan

Các loại cổ phần trong công ty cổ phần

Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thể phân biệt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cổ đông một cách dễ dàng, cổ phần được chia thành nhiều loại khác nhau.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, cổ phần được chia làm 2 loại chính sau:

  • Cổ phần phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi. 

Trong đó, cổ phần đãi lại được phần thành 4 loại khác là cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và quy định tại điều lệ công ty. 

1. Cổ phần phổ thông

1.1 Khái niệm

Luật không quy định cụ thể về khái niệm cổ phần phổ thông là gì. Song, đây được biết đến là loại cổ phần không thể thiếu trong công ty cổ phần.

1.2 Đối tượng sở hữu

  • Chủ sở hữu cổ phần phổ thông hay cổ đông phổ thông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được chào bán trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp phải thuộc quyền sở hữu của các cổ đông sáng lập.

1.3 Quy định về quyền của cổ đông phổ thông

Về cơ bản, cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần có các quyền sau:

  • Mỗi cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết. 
  • Được nhận cổ tức với mức nhận do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
  • Tham dự, phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cũng như thực hiện quyền biểu theo quy định.
  • Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông sở hữu.
  • Được quyền nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hay giải thể.
  • Có thể xem xét, trích lục, tra cứu địa chỉ liên lạc, tên danh sách các cổ đông được quyền tham gia biểu quyết.
  • Yêu cầu chỉnh sửa đối với những thông tin chưa chính xác về bản thân.
  • Có thể xem xét, sao chụp, trích lục, tra cứu nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty mà nhóm cổ đông/cổ đông có thể có thêm một số quyền khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 

1.4 Quy định về chuyển đổi cổ phần phổ thông

Không thể chuyển đổi cổ phần phổ thông thành cổ phần ưu đãi.

1.5 Quy định về chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Cổ đông phổ thông có thể chuyển nhượng cổ phần của bản thân cho người người một cách tự do, ngoại trừ trường hợp:

  • Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
  • Thời gian thành lập của doanh nghiệp chưa được 3 năm. Cụ thể, trong vòng 3 năm đầu thành lập (tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng theo quy định sau:
    • Chuyển nhượng tự do (nếu chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác).
    • Chỉ chuyển nhượng khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập).

2. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

2.1 Khái niệm

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần phổ thông có số phiếu biểu quyết nhiều hơn 1, được quy định tại điều lệ công ty. 

2.2 Đối tượng sở hữu

Đối tượng sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể là tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập. 

2.3 Quy định về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

  • Sử dụng số phiếu biểu quyết được quy định tại điều lệ công ty để tham gia biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
  • Các quyền khác tương tự quy định đối với cổ phần phổ thông.

phan-biet-cac-loai-co-phan-trong-cong-ty-co-phan-1

2.4 Quy định về chuyển đổi cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cho người khác, trừ trường hợp thực hiện chuyển nhượng theo quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của thừa kế.

2.5 Quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết

  • Có thể chuyển đổi cổ phần ưu đãi biểu quyết thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. 
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau 3 năm thành lập, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh. 

3. Cổ phần ưu đãi cổ tức

3.1 Khái niệm

Đây là loại cổ phần được trả cổ tức (cổ tức thưởng, cổ tức cố định) với mức cao hơn mức ổn định hằng năm hoặc mức cổ tức của cổ phần phổ thông.

3.2 Đối tượng sở hữu

Đối tượng sở hữu cổ tức ưu đãi hoàn lại sẽ do điều lệ công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông quy định.

3.3 Quy định về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

  • Được thanh toán cổ tức ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không có lãi.
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cổ phần ưu đãi hoàn lại và các khoản nợ trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản.
  • Quy định về quyền lợi khác tương tự với cổ đông phổ thông, tuy nhiên không được quyền đề cử người vào Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, không được tham gia, biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngoại trừ trường hợp cổ đông này bị ảnh hưởng bất lợi bởi các nghị quyết. 

3.4 Quy định về chuyển đổi cổ phần ưu đãi cổ tức

Theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, có thể chuyển đổi cổ phần ưu đãi cổ tức thành cổ phần phổ thông.

3.5 Quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được chuyển nhượng. Song, người mua loại cổ phần này phải do Đại hội đồng cổ đông hoặc điều lệ công ty quyết định.

4. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

4.1 Khái niệm

Đây là loại cổ phần được doanh nghiệp hoàn lại vốn góp theo yêu cầu điều lệ công ty, các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại hoặc theo yêu cầu của người sở hữu cổ phần.

Có thể hiểu một cách đơn giản, bất cứ khi nào cổ đông sở hữu cổ phần loại này đưa ra yêu cầu về việc hoàn lại vốn góp cũng sẽ được công ty đáp ứng.

4.2 Đối tượng sở hữu

Được quy định tại điều lệ công ty hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

4.3 Quy định về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông sở hữu loại cổ phần này có quyền tương tự cổ đông phổ thông nhưng không được tham dự, biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, ngoại trừ trường hợp cổ đông này bị ảnh hưởng bất lợi bởi các nghị quyết. 

4.4 Quy định về chuyển đổi cổ phần ưu đãi hoàn lại

Được phép chuyển đổi cổ phần ưu đãi hoàn lại thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. 

4.5 Quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại

Người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền chuyển nhận cổ phần. Tuy nhiên, người nhận chuyển nhượng phải được quyết định bởi Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quy định tại điều lệ công ty. 

5. Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định 

Những loại cổ phần ưu đãi khác sẽ được quy định cụ thể theo pháp luật về chứng khoán và điều lệ công ty. Chính vì vậy, trường hợp muốn phát hành một loại cổ phần ưu đãi nào khác chưa được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp thì cổ phiếu và điều lệ công ty cổ phần phải quy định loại rõ ràng cho cổ phần ưu đãi đó. 

Như vậy, qua bài viết trên, Luật An Tín đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về cổ phần, các loại cổ phần cũng như đặc điểm của từng loại. Trường hợp bạn đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần nhanh nhưng lại khó khăn về mặt giấy tờ, thủ tục pháp lý, đừng ngần ngại mã hãy liên hệ với Luật An Tín ngay theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) 090.758.1234 (Miền Trung) 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty cổ phần tốt nhất.

Các câu hỏi thường gặp về các loại cổ phần

1. Khái niệm cổ phần là gì? 

Cổ phần là thuật ngữ dùng để chỉ những phần bằng nhau sau khi được chia ra từ vốn điều lệ của công ty cổ phần và chỉ tồn tại trong công ty cổ phần. Cổ phần có mệnh giá riêng được in trên cổ phiếu, mệnh giá này do công ty cổ phần quyết định.

2. Có mấy loại cổ phần?

Các loại cổ phần trong công ty cổ phần hiện nay gồm:

  • Cổ phần ưu đãi.
  • Cổ phần phổ thông.

3. Khái niệm cổ phần phổ thông là gì?

Cổ phần phổ thông không có khái niệm cụ thể. Song, theo quy định của pháp luật hiện hành, đây là loại cổ phần không thể thiếu trong công ty cổ phần.

4. Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại?

Cổ phần ưu đãi gồm 4 loại là: cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại điều lệ công ty. 

➤➤ Tham khảo thêm: Các loại cổ phần ưu đãi – Chi tiết khái niệm, đặc điểm từng loại cổ phần.

5. Loại cổ phần nào bắt buộc có trong công ty cổ phần?

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần không thể thiếu trong công ty cổ phần.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *