Phân biệt, so sánh chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty

Chi nhánh công ty là gì? Văn phòng đại diện (VPĐD) là gì? Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp thông qua so sánh chi nhánh & VPĐD.

Chi nhánh công ty là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của công ty, đảm nhận nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng của doanh nghiệp (bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền). Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh cũng chính là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hay hiểu một cách đơn giản, chi nhánh công ty là đơn vị có thể triển khai các hoạt động nhằm mục đích tạo ra doanh thu riêng dựa trên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện (VPĐD) cũng là đơn vị phụ thuộc của công ty, đảm nhận nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp cũng như bảo vệ những lợi ích đó. Văn phòng đại diện không được thực hiện chức kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty

Qua phần khái niệm nêu trên, có thể thấy, cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều:

  • Là đơn vị phụ thuộc của công ty.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Có con dấu và mã số thuế (không bắt buộc).
  • Phải nộp mức lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Hoạt động theo ủy quyền và dưới danh nghĩa của người đứng đầu tổ chức hoặc chủ doanh nghiệp.
  • Phải tuân thủ nguyên tắc đặt tên được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020.

Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Để có thể phân biệt chi nhánh và văn phòng đại của doanh nghiệp một cách dễ dàng, chúng ta hãy cùng tham khảo thông tin so sánh sự khác nhau dựa trên các tiêu chí mà Luật An Tín đã chia sẻ dưới đây. 

Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

1. Chức năng hoạt động

Chi nhánh công ty Văn phòng đại diện
  • Có thể triển khai các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận. 
  • Thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp.
  • Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh có phát sinh doanh thu.
  • Chỉ thực hiện các chức năng được ủy quyền bởi doanh nghiệp như: khảo sát khách hàng, thị trường, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.

2. Các loại thuế phải nộp

Chi nhánh công ty Văn phòng đại diện
  • Lệ phí môn bài.
  • Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh) và thuế giá trị gia tăng.
  • Lệ phí môn bài.

3. Hình thức hạch toán

Chi nhánh công ty Văn phòng đại diện
  • Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc (cùng tỉnh/khác tỉnh).
  • Chỉ hạch toán phụ thuộc.

4. Hình thức kế toán và kê khai thuế

Trong khi việc kê khai thuế, nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện sẽ do công ty mẹ thực hiện thì đối với chi nhánh công ty lại yêu cầu phức tạp hơn. Cụ thể:

Đối với chi nhánh công ty thực hiện hạch toán theo hình thức độc lập:

  • Phải mua hóa đơn riêng, chữ ký số, khắc con dấu, làm thủ tục khai thuế ban đầu và nộp báo cáo hàng quý, hàng năm.
  • Thực hiện kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân sẽ được quyết toán tại công ty mẹ.

Đối với chi nhánh công ty thực hiện hạch toán theo hình thức phụ thuộc:

  • Trường hợp khác tỉnh: Phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số để nộp thuế môn bài, làm báo cáo hàng quý (ngoại trừ báo cáo tài chính cuối năm được thực hiện bởi công ty mẹ).
  • Trường hợp cùng tỉnh: Thực hiện kê khai tập trung tại doanh nghiệp. Việc làm và nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm cùng các khoản tiền thuế cho chi nhánh sẽ do doanh nghiệp đảm nhận.

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Trên thực tế, tùy vào mục đích cũng như nhu cầu thành lập của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện sao cho phù hợp. 

Tùy vào mục đích của doanh nghiệp để quyết định nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Cụ thể, nếu bạn hướng đến mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giao tiếp, chăm sóc khách hàng, muốn có nơi để liên hệ, trao đổi giấy tờ, hồ sơ, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công dự án hoặc trưng bày sản phẩm thì nên lựa chọn thành lập văn phòng đại diện.

Mặt khác, nếu bạn hướng đến mục đích mở rộng hoạt động tại các tỉnh, thành phố khác nhau để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận, đồng thời mang lại sự thuận tiện cho khách hàng khi cần giao dịch… thì thành lập chi nhánh công ty sẽ là lựa chọn phù hợp.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và văn phòng đại diện

1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Chi tiết bộ hồ sơ mở chi nhánh công ty bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh đã được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Quyết định thành lập chi nhánh của:
    • Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần).
    • Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
    • Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH MTV, công ty hợp danh, DNTN).
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp (bản sao).
  • CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh (bản sao công chứng).
  • Giấy ủy quyền (trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục).
  • CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền (bản sao). 

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

2. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Bộ hồ sơ mở văn phòng đại diện bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thành lập văn phòng đại diện được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Quyết định thành lập VPĐD của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty.
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên về việc thành lập VPĐD (bản sao).
  • CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện (bản sao công chứng).
  • Giấy ủy quyền (nếu cần).
  • CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền (bản sao ).

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Qua các phân tích về những điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện trên đây, Luật An Tín đã giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như so sánh, phân biệt được chi nhánh công ty và văn phòng đại diện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ với Luật An Tín theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc)090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết.

Các câu hỏi thường gặp về chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty

1. Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau về chức năng, các loại thuế phải nộp, hình thức hạch toán, hình thức kê khai và nộp thuế. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết ở phần nội dung mà Luật An Tín đã chia sẻ bên trên. 

2. Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Không. Cả chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp, công ty đều là đơn vị phụ thuộc và không có tư cách pháp nhân. 

3. Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện có cần nộp lệ phí môn bài không? Nếu có thì mức nộp là bao nhiêu?

Chi nhánh và văn phòng đại diện công ty phải nộp lệ phí môn bài với mức nộp là 1.000.000 đồng/năm.

4. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có thể quyết định nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Cụ thể:

  • Thành lập văn phòng đại diện: Nếu doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc khách hàng, tạo thuận tiện cho việc liên hệ, trao đổi giấy tờ, hồ sơ,góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án hoặc trưng bày sản phẩm.
  • Thành lập chi nhánh công ty: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại các tỉnh, thành phố khác nhau để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận, đồng thời mang lại sự thuận tiện cho khách hàng khi cần giao dịch…

5. Văn phòng đại diện có hạch toán độc lập không?

Không. Văn phòng đại diện chỉ hạch toán phụ thuộc.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.