Phân biệt – So sánh chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì? Chi nhánh công ty là gì? So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Nên chọn thành lập chi nhánh hay đăng ký địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh được hiểu là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán dịch vụ, hàng hóa để tạo ra doanh thu. Qua đó, giúp công ty cắt giảm chi phí vận chuyển hiệu quả. Đồng thời, tăng độ nhận diện cho thương hiệu, có thể tiếp cận với khách hàng và đối tác dễ dàng hơn và đặc biệt nhất là có thể đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm ngành nghề hoạt động cho từng địa điểm điểm kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược. Lưu ý, nhóm ngành nghề này phải thuộc một trong các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. 

➤➤ Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh.

Chi nhánh công ty là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, chi nhánh công ty là:

  • Đơn vị phụ thuộc của công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra doanh thu cho những ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
  • Có chức năng triển khai các hoạt động có liên quan đến pháp luật theo sự ủy quyền của công ty mẹ.
  • Có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc (tùy vào mục đích thành lập chi nhánh của công ty).

➤➤ Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh – Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần.

chi-nhanh-cong-ty-va-dia-diem-kinh-doanh-1

Phân biệt, so sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh

1. Điểm giống nhau giữa chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh

Về cơ bản, cả chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh đều có các đặc điểm sau:

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh riêng biệt.
  • Hoạt động dựa trên ngành, nghề mà công ty đã đăng ký kinh doanh trước đó.
  • Không bị giới hạn về số lượng chi nhánh và địa điểm kinh doanh được phép thành lập.
  • Được thành lập nhằm mục đích tăng doanh thu, tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường.
  • Có thể thành lập trên phạm vi cùng hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính. 

2. Điểm khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Song, giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh cũng có nhiều điểm khác biệt. Điều này được thể hiện rõ thông qua các tiêu chí sau:

2.1 Quy định về chức năng

Tuy chức năng của cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều là tạo ra doanh thu cho công ty nhưng:

➧ Chi nhánh được phép triển khai các hoạt động kinh doanh đối với một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề của công ty mẹ. Đồng thời, có thể đại diện ủy quyền cho doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ được ủy quyền.

➧ Địa điểm kinh doanh chỉ được phép triển khai các hoạt động kinh doanh đối với nhóm ngành, nghề theo sự chỉ đạo cụ thể của doanh nghiệp. 

2.2 Quy định về hình thức hạch toán thuế

➧ Chi nhánh: Có thể lựa chọn hình thức hạch toán thuế là hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp.

➧ Địa điểm kinh doanh: Bắt buộc hạch toán theo hình thực phụ thuộc 100% vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh công ty.

2.3 Quy định về mã số thuế

➧ Đối với chi nhánh, mã số thuế là: 

  • Mã số chi nhánh.
  • Được ghi trên giấy phép đăng ký hoạt động chi nhánh.

➧ Đối với địa điểm kinh doanh:

  • Cùng tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp: Không có mã số thuế riêng, việc kê khai và nộp thuế do công ty mẹ chịu trách nhiệm.
  • Khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp: Phải tiến hành đăng ký mã số thuế phụ thuộc với cơ quan thuế, nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh và thực hiện kê khai theo mã số thuế này.

2.4 Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

➧ Đối với chi nhánh:

  • Hạch toán độc lập: Được quyền xuất hóa đơn GTGT.
  • Hạch toán phụ thuộc: Chỉ được xuất hóa đơn GTGT tại công ty mẹ.

➧ Đối với địa điểm kinh doanh: Không thể xuất hóa đơn GTGT.

2.5 Quy định về con dấu

➧ Đối với chi nhánh: Tùy nhu cầu của chi nhánh mà có thể lựa chọn khắc con dấu hay không.

➧ Đối với địa điểm kinh doanh: Không có con dấu riêng.

2.6 Quy định về ký kết hợp đồng kinh tế

➧ Đối với chi nhánh: Được phép tiến hành ký kết hợp đồng bởi người đại diện ủy quyền/đại diện pháp luật/người đứng đầu của chi nhánh theo ủy quyền của công ty mẹ. 

➧ Đối với địa điểm kinh doanh: Không được phép ký kết hợp đồng.

2.7 Quy định về phạm vi thành lập

➧ Đối với chi nhánh: Có thể đăng ký thành lập trong phạm vi cùng hoặc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của công ty.

➧ Đối với địa điểm kinh doanh: 

  • Phụ thuộc doanh nghiệp: Có thể thành lập cùng hoặc khác tỉnh, thành phố.
  • Phụ thuộc chi nhánh: Chỉ được thành lập trong phạm vi cùng tỉnh với chi nhánh. 

2.8 Quy định về hình thức kế toán và kê khai thuế

➧ Đối với chi nhánh:

  • Hạch toán độc lập: Bắt buộc có chữ ký số riêng (dù cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp) để tiến hành khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, làm báo cáo thuế hàng quý và làm quyết toán thuế cuối năm. 
  • Hạch toán phụ thuộc:
    • Cùng tỉnh với trụ sở chính: Việc làm báo cáo tài chính (BCTC) hàng tháng/hàng quý, BCTC cuối năm do công ty mẹ chịu trách nhiệm. Đồng thời, sử dụng chữ ký số của công ty mẹ để tiến hành nộp lệ phí môn bài.
    • Khác tỉnh với trụ sở chính: Phải đăng ký mua chữ số và tiến hành khắc con dấu riêng để nộp thuế GTGT, nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng quý. Riêng BCTC cuối năm của chi nhánh sẽ do công ty mẹ chịu trách nhiệm quyết toán.

chi-nhanh-cong-ty-va-dia-diem-kinh-doanh-2

➧ Đối với địa điểm kinh doanh: 

  • Cùng tỉnh với trụ sở chính: Trách nhiệm khai thuế như nộp thuế môn bài, nộp tờ khai lệ phí môn bài do công ty mẹ đảm nhận. 
  • Khác tỉnh với trụ sở chính: Phải tiến hành xin cấp mã số thuế riêng và tiến hành nộp thuế GTGT, kê khai lệ phí môn bài.

Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh

Qua những phân tích về điểm giống và khác nhau nêu trên có thể thấy, không có câu trả lời cố định cho vấn đề nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Bởi mỗi hình thức sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mục đích, chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn hình thức thành lập sao cho phù hợp.

Ở nội dung này, Luật An Tín sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của từng phương án để bạn có thể dễ dàng cân nhắc, lựa chọn.

1. Ưu, nhược điểm của chi nhánh công ty

Ưu điểm của thành lập chi nhánh:

  • Không cần làm thủ tục xin cấp mã số thuế riêng 13 số.
  • Có thể tiến hành ký kết hợp đồng và xuất hóa đơn GTGT.
  • Có một cơ sở kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
  • Chủ động được về hình thức hạch toán thuế. 
  • Tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa, đồng thời có thể chăm sóc đối tác, khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Hạn chế của thành lập chi nhánh

  • Yêu cầu về thủ tục thành lập, giải thể chi nhánh tương đối phức tạp hơn. 
  • Không phù hợp với công ty có quy mô nhỏ, bởi sẽ gây tốn kém các khoản chi phí như chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí nhân sự vì phải đảm bảo các nghĩa vụ liên quan đến thuế và những quy định khác của pháp luật.

➤➤ Tham khảo thêm: Thành lập chi nhánh công ty – trọn gói chỉ 950.000 đồng.

2. Ưu, nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Ưu điểm của thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Có thể tiến hành hoạt động kinh doanh cho 1 ngành, nghề, lĩnh vực chuyên biệt.
  • Giảm bớt được một phần những nghĩa vụ có liên quan đến thuế.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả chăm sóc đối tác, khách hàng.
  • Yêu cầu pháp lý đối với các thủ tục thành lập đơn giản, có thể chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh nhanh chóng, dễ dàng (khoảng 5 – 7 ngày làm việc).

Hạn chế của thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Không được quyền xuất hóa đơn, ký kết hợp đồng.
  • Việc hạch toán, kê khai bắt buộc phải phục thuộc 100% vào công ty mẹ.

➤➤ Tham khảo thêm: Đăng ký địa điểm kinh doanh – Tổng phí 1.000.000 đồng.

Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên của Luật An Tín đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về 2 loại hình là chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh, từ đó đưa ra được quyết định thành lập phù hợp. Trường hợp bạn còn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn thành lập loại hình đơn vị phụ thuộc nào, hoặc bạn quan tâm đến dịch vụ thành lập chi nhánh công ty hay dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh, đừng ngần ngại liên hệ Luật An Tín theo số 0972.006.222 (Miền Bắc)090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Các câu hỏi thường gặp về chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh

1. Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh được hiểu:

  • Là nơi công ty tiến hành triển khai các hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán dịch vụ, hàng hóa để tạo ra doanh thu. 
  • Nhóm ngành nghề đăng ký hoạt động thuộc một trong các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. 

2. Khái niệm chi nhánh công ty là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chi nhánh công:

  • Là đơn vị phụ thuộc của công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh theo sự ủy quyền của công ty mẹ nhằm mục đích tạo ra doanh thu.
  • Triển khai các hoạt động kinh doanh đối với một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. 

3. So sánh sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh?

Bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh công ty qua các tiêu chí quy định về:

  • Chức năng.
  • Hình thức hạch toán thuế.
  • Mã số thuế.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Con dấu.
  • Vấn đề ký kết hợp đồng.
  • Phạm vi thành lập.
  • Hình thức kế toán và kê khai thuế

➤➤ Tham khảo thêm: Điểm khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

4. Chi nhánh công ty có thể ký kết hợp đồng không?

Chi nhánh có thể tiến hành ký kết các hợp đồng như: hợp đồng thuê, mua phương tiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh, hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng lao động… Riêng hợp đồng kinh tế, chi nhánh chỉ được phép tiến hành ký kết hợp đồng bởi người đại diện ủy quyền/đại diện pháp luật/người đứng đầu của chi nhánh theo ủy quyền của công ty mẹ.

5. Có phải nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh không?

Địa điểm kinh doanh chỉ cần thiết tự kê khai và nộp thuế môn bài khi đăng ký thành lập tại địa chỉ khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương so với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản. 

6. Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

Không có câu trả lời cố định cho vấn đề này. Bởi mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm riêng. Theo đó, tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu thành lập cũng như chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà bạn có thể  đưa ra lựa về phương án thành lập sao cho phù hợp.

➤➤ Tham khảo thêm: Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *