Bài viết này, Luật An Tín sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về quy trình làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thành phố Hà Nội như: địa chỉ ở đâu, số điện thoại liên lạc, chức năng, quyền hạn cũng như cách thức nộp hồ sơ… để bạn tham khảo chi tiết.
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và giải quyết các thủ tục về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp như: cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thay đổi đăng ký kinh doanh (thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty, người đại diện theo pháp luật…); và các thủ tục khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội ở đâu?
Kể từ ngày 19/10/2020, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội sẽ làm việc tại địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Giao dịch Công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội (Địa chỉ cũ là tòa nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Trong đó:
- Tầng 6 – Toà nhà 27 tầng: Nơi các cán bộ, chuyên viên Phòng Đăng ký kinh doanh ngồi làm việc, giải quyết hồ sơ, thủ tục cho doanh nghiệp.
- Tầng 1 – Tòa nhà 7 tầng: Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, đầu tư nước ngoài.
- Tầng 2 – Tòa nhà 7 tầng: Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đăng ký kinh doanh.
Thời gian làm việc của Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, sáng thứ 7 có thể nhận kết quả, cụ thể:
- Buổi sáng: Từ 08h00 đến 11h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Nghỉ chiều thứ 7, ngày Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội
- Số điện thoại đường dây nóng: 0928.383.838.
- Số điện thoại hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về đăng ký doanh nghiệp: 0242.322.3666; 0242.262.9898.
- Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về đầu tư xây dựng trong nước và đầu tư nước ngoài liên hệ hotline: 0242.347.9595; 0242.3479955.
- Giải đáp các thắc mắc về thủ tục và hồ sơ đã nộp liên hệ hotline 0243.734.7512 đối với các thắc mắc về đăng ký doanh nghiệp hoặc 0243.825.7410 đối với các thắc mắc về đầu tư xây dựng trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Gửi văn bản trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội, Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Hoặc liên hệ qua địa chỉ Email: duongdaynong_sokhdt@hanoi.gov.vn. Viết rõ ràng phần tiêu đề email và phần nội dung thể hiện rõ vấn đề muốn phản ánh hoặc đề nghị.
Cách thức nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội
Đối với các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp và thay đổi đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ nộp qua mạng, không tiếp nhận hồ sơ giấy. Lưu ý khi nộp hồ sơ trực tuyến:
- Nộp hồ sơ bản scan, lưu trữ dưới định dạng pdf.
- Bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên góp vốn và người đại diện pháp luật của công ty.
- Hồ sơ cần phải được xác thực bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền. (Thay đổi mới tại Điều 43, Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Doanh nghiệp sẽ nhận kết quả trực tuyến thông qua dịch vụ bưu chính Cổng dịch vụ trực tuyến của Thành phố (http://dichvucong.hanoi.gov.vn).
Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ gì?
Điều 15, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ cụ thể là:
➤ Nhóm quyền về thực hiện Đăng ký kinh doanh:
- Hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức về hồ sơ, thủ tục và quy trình đăng ký thành lập công ty.
- Tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, sau đó có quyền cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
- Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
- Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
- Chủ trì thẩm định hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thẩm định hồ sơ liên quan đến ngành nghề kinh doanh của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với ngành, lĩnh vực được phân công.
➤ Nhóm quyền về theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh:
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Hà Nội có quyền theo dõi hoặc phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các phòng chức năng của các Sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thành phố trong quá trình đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định.
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh và khiếu nại liên quan tới đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền.
- Triển khai, theo dõi, tổng hợp thực hiện đối với các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Ban Chỉ đạo, Tổ công tác của Thành ủy, UBND thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ phân công trong nội bộ Sở.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo Sở.
Thủ tục hành chính tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Thủ tục hành chính được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội như sau:
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan trực tiếp tiếp nhận, xem xét giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu;
- Thay đổi đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi vốn điều lệ của công ty, người đại diện theo pháp luật cần thực hiện thay đổi làm thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh.
- Phòng đăng ký kinh doanh không chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà còn tiếp tục thực hiện các thủ tục khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của công dân khi tới cơ quan đăng ký kinh doanh
- Khi yêu cầu được giải quyết thủ tục hành chính, mỗi công dân, tổ chức phải tôn trọng cơ quan hành chính; kê khai đầy đủ, đúng các nội dung theo mẫu và nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Khi đến giao dịch làm các thủ tục liên quan phải xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; Giấy giới thiệu (trường hợp đại diện tổ chức, doanh nghiệp) hoặc Giấy ủy quyền khi nộp hồ sơ; Phiếu trả lời khi nộp hồ sơ bổ sung; Tiếp nhận hồ sơ khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Nộp đầy đủ phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Ăn mặc lịch sự; giữ môi trường sạch sẽ; không gây mất trật tự, thực hiện văn hóa công sở. Không mang vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy nổ, hóa chất độc hại, tài liệu có nội dung phản động, đồi trụy, hàng cấm vào trụ sở.
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, phản ánh kiến nghị
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền phản ánh, kiến nghị hoặc đề xuất phương án xử lý các khiếu nại, vướng mắc trong thực hiện quy định hành chính về Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Hà Nội. Tuy nhiên, cần lưu ý các điểm sau:
- Các phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và ghi rõ nội dung đề nghị.
- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ gửi thư) của cá nhân, tổ chức đã khiếu nại hoặc kiến nghị.
- Không tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Lưu ý:
- Các phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung đề nghị.
- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ gửi thư) của cá nhân, tổ chức đã khiếu nại hoặc kiến nghị.
- Không tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trên đây Luật An Tín đã chỉ sẻ những thông tin cơ bản như địa chỉ, thông tin liên lạc, cách thức nộp hồ sơ cũng như chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Nếu có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ thành lập công ty hoặc các dịch vụ pháp lý, kế toán khác doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam), để được tư vấn chi tiết.
Bài viết liên quan