Tài khoản 7111 là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi làm quen với kế toán. Vậy cụ thể như thế nào bạn hãy cùng giải mã những thông tin chi tiết về tài khoản 7111 sau đây.
Có thể nhận định rằng tài khoản kế toán có rất nhiều. Và một trong số đó chính là tài khoản 7111. Theo đó khi hạch toán kế toán viên thường quên mất tài khoản 7111. Tuy nhiên trên thực tế tài khoản 7111 là gì không phải ai cũng biết. Vậy nên góc thông tin sau đây chúng tôi sẽ giải mã bản chất của tài khoản 7111 và cập nhật một số thông tin chi tiết về tài khoản.
Tài khoản 7111 là gì?
Định nghĩa tài khoản 7111 là gì đã được giải mã rất nhiều. Trong đó đơn giản bạn chỉ cần đặt câu hỏi cho một kế toán viên doanh nghiệp sẽ được giải đáp chi tiết. Song ở đây nếu bạn chưa nắm rõ có thể ghi nhớ 7111 là số hiệu tài khoản thu nhập khác.
Tìm hiểu khái niệm tài khoản 7111 là gì?
Chính xác thì tài khoản 7111 đại diện cho các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài sản xuất, kinh doanh. Khi hạch toán thu nhập khác bạn sử dụng tài khoản 7111.
Tài khoản 7111 dùng để làm gì?
Để hiểu hơn bản chất tài khoản 7111 là gì bạn hãy đi sâu vào “công dụng” của tài khoản. Đơn giản bạn chỉ cần nhớ tài khoản 7111 trong kế toán được sử dụng để phản ánh tất cả các khoản thu nhập khác. Bao gồm đó là:
- Thu nhập từ thanh lý TSCĐ
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán lẻ
- Thu nhập từ nghiệp vụ thuê lại tài sản
- Thu nhập từ khoản phạt khách hàng vi phạm hợp đồng
- Thu nhập từ khoản nợ khó đòi
- Thu nhập từ khoản nợ phải trả không xác định chủ nợ được
- Thu nhập từ việc bồi thường của bên thứ 3 trong bù đắp tài sản tổn thất
- Thu nhập từ những khoản thuế phải nộp nhưng sau đó được giảm, hoàn tiền lại. Ví dụ thuế GTGT, thuế BVMT,…
- Thu nhập tính từ giá trị hàng khuyến mãi không cần trả lại nhà sản xuất
- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng. Bao gồm khoản thu tiền mặt hay hiện vật được tặng
- Thu nhập từ khoản tiền thưởng khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa,…nhưng không tính vào doanh thu
- …
Tài khoản 7111 dùng để phản ánh thu nhập khác của doanh nghiệp
Nhìn chung nếu tồn tại khoản thu nhập ngoài quá trình sản xuất kinh doanh thì khi hạch toán cần xếp vào nhóm “thu nhập khác”. Và để phản ánh khoản thu nhập có được này kế toán viên sử dụng tài khoản 7111.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ kế toán thuế – Trọn gói từ 600.000 đồng/tháng.
Kết cấu và nội dung
Kết cấu và nội dung tài khoản 7111 là gì cần được xác định rõ ràng. Đây là điều quan trọng trong hạch toán tài khoản thu nhập khác 7111. Cụ thể chi tiết bạn ghi nhớ kết cấu tài khoản 7111 gồm 2 phần. Trong đó nội dung hạch toán như sau:
- Bên nợ
o Số thuế GTGT cần nộp nếu có. Thuế ở đây là tính bằng phương pháp thực tiếp với những khoản thu nhập khác cho DN nộp thuế GTGT tính bằng phương pháp trực tiếp
o Cuối kỳ kế toán kết chuyển khoản thu nhập khác phát sinh sang TK 911
- Bên có
o Các khoản TNK phát sinh trong kỳ
Ở đây bạn chú ý tài khoản 7111 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Ngoài việc tìm hiểu tài khoản 7111 là gì bạn có thể cập nhật thêm phương pháp kế toán một vài giao dịch kinh tế chủ yếu. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong việc hạch toán kế toán. Cụ thể như sau:
Phương pháp kế toán giao dịch kinh tế
1. Kế toán TNK phát sinh từ việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh này thì phương án kế toán đó là:
- Phản ánh số thu nhập
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 7111
Có TK 3331 (nếu có)
- Các chi phí phát sinh
Nợ TK 811
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 331,…
- Ghi giảm giá TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
Có TK 213
2. Kế toán TNK phát sinh trong việc đánh giá lại các vật tự, hàng hóa hay TSCĐ để đầu tư vào cty con hay cty liên kết,…
- Khi đầu tư theo hình thức góp vốn qua vật tư, hàng hóa mà căn cứ đánh giá lại vật tư hàng hóa lớn hơn giá trị ghi sổ vật tư hàng hóa.
Nợ các TK 221, 222, 228
Có TK 152, 153, 155, 156
Có TK 7111
- Khi đầu tư góp vốn bằng TSCĐ mà giá trị đánh giá lại TSCĐ > giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 221, 222, 228
Nợ TK 214
Có TK 211, 213
Có TK 7111
Kế toán TNK phát sinh khi thanh lý TSCĐ
3. Kế toán TNK phát sinh trong giao dịch bán hay thuê lại TSCĐ
Đối với giao dịch này thì hạch toán tài khoản chia làm 2 trường hợp. Bao gồm:
- Trường hợp giao dịch có giá bán > giá trị còn lại của TSCĐ. Theo đó căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 7111
Có TK 3387
Có TK 3331
Đồng thời kế toán ghi giảm TSCĐ. Đó là:
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211
- Trường hợp giao dịch bán, thuê lại có giá < giá trị còn lại của TSCĐ. Kế toán viên ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 7111
Có TK 3331
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 811
Nợ TK 242
Nợ TK 214
Có TK 211
4. Kế toán TNK từ các khoản tiền phạt
Nếu khoản tiền phạt ghi giảm giá trị tài sản thì kế toán viên định khoản như sau:
Thực hiện kế toán thu nhập khác từ khoản tiền phạt
Nợ các TK liên quan
Có TK 151, 153, 154, 156,…
Còn đối với trường hợp khoản tiền phạt ghi vào thu nhập khác thì kế toán viên định khoản như sau:
Nợ các TK liên quan
Có TK 7111
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm – Tổng phí từ 2.500.000 đồng
5. Kế toán TNK phản ánh khoản thu có được từ bên thứ 3 do bồi thường
Đây là nghiệp vụ kinh tế phát sinh như được đền bảo hiểm hay tiền đền bù giải tỏa cty,…Theo đó đối với nghiệp vụ này kế toán ghi như sau:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 7111
Ngoài ra, nếu khoản chi phí thu được liên quan đến việc xử lý thiệt hại trong trường hợp đã mua bảo hiểm ghi:
Nợ TK 811 – chi phí khác
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 152
6. Kế toán TNK có được từ khoản nợ phải trả nhưng không xác định được chủ nợ
Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh tại doanh nghiệp thì kế toán viên ghi như sau:
Nợ TK 331
Nợ TK 338
Có TK 7111
7. Kế toán TNK có được nhờ tài trợ, quà biếu tặng
Nếu doanh nghiệp có khoản thu nhập qua tài trợ tiền hay vật tư quà tặng thì việc định khoản như sau:
Kế toán TNK từ khoản tài trợ, biếu tặng
Nợ TK 152, 156, 211
Có TK 7111
8. Kế toán TNK là các khoản thu khó đòi nay thu được
Trong quá trình kinh doanh các khoản nợ khó đòi có thể xuất hiện. Tuy nhiên đến thời điểm đã xử lý xóa sổ nhưng lại thu về được thì khoản thu này chính là “thu nhập khác”. Lúc này kế toán viên định khoản ghi như sau:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 7111
Riêng trường hợp khoản nợ khó đòi không thể thu phải xử lý sổ thì ghi:
Nợ TK 229
Nợ TK 642
Có TK 131
9. Kế toán TNK là khoản thuế hàng hóa, dịch vụ phải nộp nhưng sau đó được hoàn trả
Đối với nghiệp vụ kinh tế này thì kế toán viên cần chú ý đến 2 thời điểm. Đầu tiên là khi nhận được quyết định hoàn trả thuế hay giảm thuế của cơ quan chức năng. Lúc này kế toán viên ghi:
Nợ TK 3331, 3332, 3333, 333381
Có TK 7111
Tiếp theo, khi NSNN trả lại tiền thì ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3331, 3332, 3333, 33381
Kế toán TNK là khoản thuế được hoàn trả
Trên đây là những cập nhật về khái niệm tài khoản 7111 là gì và một số thông tin chi tiết. Hy vọng bạn có tham khảo để dắt túi cho mình thông tin, kiến thức bổ ích. Chúng tôi tin rằng việc chủ động hiểu rõ bản chất, cách định khoản tài khoản kế toán là điều cần thiết khi bạn là kế toán viên. Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn thêm đừng quên liên hệ ngay với Luật An Tín qua hotline 0907 200 555 để được tư vấn chi tiết.
Bài viết liên quan