Nợ và có là những kiến thức căn bản mà của người làm kế toán, kiểm toán cần phải hiểu rõ. Còn những người ở chuyên ngành khác thì không phải ai cũng hiểu rõ nguyên lý cơ bản của tài khoản nợ và có. Do dó, hãy cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết: Tài khoản nợ có trong kế toán là gì? Phương pháp ghi sổ kép là gì? Chi tiết định khoản kế toán là gì, nguyên tắc định khoản, cách định khoản kế toán. Cách ghi nợ có trong kế toán tại bài viết này nhé!
Tài khoản nợ có trong kế toán là gì?
Những đối tượng kế toán hoặc là tài khoản kế toán của công ty đều sẽ có những biến động tăng giảm. Để tiện cho việc quản lý, theo dõi và lưu trữ, nhân viên kế toán sẽ ghi chép những biến động này thành tài khoản nợ và có. Trong đó:
- Tài khoản nợ: sẽ thể hiện biến động tăng của tài khoản kế toán.
- Tài khoản có: sẽ thể hiện biến động giảm của tài khoản kế toán.
Nợ và có trong kế toán chỉ là cách thể hiện quy định, quy ước chứ không phải ánh việc tăng/giảm hoặc thu/chi.
Ví dụ:
- Khi bạn nhận được tiền mặt, số lượng tiền mặt của bạn đã tăng thì số tiền này sẽ được ghi vào tài khoản nợ.
- Khi bạn chi tiền mặt, số lượng tiền này đã giảm thì bạn phải ghi vào tài khoản có.
Tài khoản nợ và có là gì
➤➤ Tham khảo thêm: Kiến thức kế toán cơ bản cần nắm vững.
Phương pháp ghi sổ kép là gì?
Phương pháp ghi sổ kép sẽ phản ánh những nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp. Phương pháp ghi số kép dùng để ghi chép lại những tài khoản kế toán phát sinh theo quan hệ đối ứng. Nghĩa là kế toán viên sẽ phải ghi chép ít nhất là 2 lần vào ít nhất là 2 tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng cho cùng một khoản tiền được phát sinh ra.
Việc kế toán viên ghi tài khoản nợ và ghi tài khoản có không khác nhau là bao vì 2 tài khoản này đối ứng với nhau cùng 1 số tiền.
Nói một cách dễ hiểu, giả sử 1 công ty gửi một số tiền mặt vào tài khoản của công ty được mở tại ngân hàng X. Giao dịch tiền này liên quan đến sự biến động tăng trong tài khoản của công ty tại ngân hàng X và biến động giảm trong tài khoản tiền mặt của công ty. Hai loại tiền vừa được nêu trong ví dụ này đều là tài sản của công ty. Khoản tài sản tăng, cũng chính là tài khoản của công ty tại ngân hàng sẽ được nhân viên kế toán ghi chép ở tài khoản nợ. Còn tài khoản tiền mặt giảm được ghi chép ở tài khoản có.
Định khoản kế toán
1. Định khoản kế toán là gì?
Định khoản kế toán là việc xác định và ghi chép số tiền giao dịch phát sinh vào bên nợ và bên có của các tài khoản kế toán có liên quan.
Định khoản kế toán sẽ giúp kế toán viên dễ dàng hơn trong việc phân việc lao động kế toán và giảm thiểu những sai sót không đáng có khi thực hiện việc lưu dữ liệu vào sổ.
Có 2 loại định khoản kế toán gồm:
- Định khoản kế toán giản đơn là sử dụng để định khoản những giao dịch tiền chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán.
- Định khoản phức tạp là loại định khoản kế toán dùng để định khoản những giao dịch liên quan đến từ 3 tài khoản kế toán trở lên.
2. Nguyên tắc định khoản kế toán
Kế toán viên cần ghi nhớ 6 nguyên tắc định khoản sau:
- Cần xác định, ghi chép số liệu vào tài khoản nợ trước, sau đó ghi chép số liệu vào tài khoản có.
- Trong cùng một định khoản cần phải đồng nhất tổng số tiền nhập vào tài khoản nợ và tài khoản có.
- Một định khoản phức tạp có thể được chia ra nhỏ thành các tài khoản giản đơn. Tuy nhiên, KHÔNG ĐƯỢC gộp những định khoản giản đơn thành một định khoản kế toán phức tạp.
- Dòng ghi tài khoản nợ và có phải được ghi so le với nhau.
- Bên tài khoản nợ và tài khoản có đều có thể có số dư.
- Nghiệp vụ biến động giảm được ghi 1 bên và biến động tăng sẽ được ghi bên còn lại.
3. Cách định khoản kế toán
Quy trình định khoản của tài khoản nợ và có là gì
Khi thiết lập định khoản kế toán, nhân viên kế toán cần phải làm theo quy trình gồm 3 bước sau:
➤ Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
Nhân viên kế toán cần xác định đối tượng kế toán là gì trong mối chứng từ.
Việc này rất quan trọng, nếu có sai sót sẽ dẫn đến việc định khoản sai.
➤ Bước 2: Xác định biến động tăng giảm của các đội tướng kế toán
Kế toán viên cần xác định rõ đối tượng kế toán nào biến động theo xu hướng tăng, đối tượng nào biến động theo xu hướng giảm trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Song song đó, kế toán viên cũng cần xác định 2 vấn đề:
- Thứ 1: Chế độ kế toán mà công ty đang sử dụng.
- Thứ 2: Tài khoản kế toán tương ứng với các đối tượng kế toán đã được xác định ở bước 1.
➤ Bước 3: Xác định và ghi số tiền tương ứng vào tài khoản ghi có và tài khoản ghi nợ
➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán báo cáo thuế trọn gói
4. Cách ghi nợ có trong kế toán
Có 9 loại tài khoản trong tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán sẽ được ghi theo mô hình chữ T. Bên trái ghi nợ và bên phải ghi có.
Có tất cả là 9 loại tài khoản được phân loại từ 1 đến 9, trong đó:
- Tài khoản loại 1, 2, 6, 8 mang tính chất là tài sản.
- Tài khoản loại 3, 4, 5, 7 mang tính chất là nguồn vốn.
- Tài khoản loại 9 mang tính chất là kết quả, phản ánh việc doanh nghiệp lời hay lỗ trong kỳ.
9 loại tài khoản này có cách ghi nợ có khác nhau, cụ thể:
➤ Tài khoản loại 1 và 2 được gọi là tài sản, có cách ghi nợ có như sau:
- Thuộc sở hữu của phía doanh nghiệp.
- Khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh, tài sản tăng sẽ được ghi ở bên nợ và khi giảm thì sẽ được ghi vào bên có.
- Trừ tài khoản 214 ghi ngược lại, tăng bên có, giảm ghi bên nợ.
- Bên nợ sẽ bao gồm cả số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
➤ Tài khoản loại 3 và 4 được gọi là nguồn vốn, có cách ghi nợ có như sau:
- Dùng để hình thành nên tài sản.
- Nguồn vốn tăng được ghi bên có. Nguồn vốn giảm được ghi ở bên nợ.
- Bên có sẽ bao gồm số dư đầu kỳ và cả số dư cuối kỳ.
➤ Tài khoản loại 5 và 7 là doanh thu và những loại thu nhập khác, có cách ghi nợ có như sau:
- Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng thì được ghi vào bên có. Doanh thu và thu nhập giảm sẽ ghi vào bên nợ.
- Trừ tài khoản 521 ghi ngược lại, tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có.
- Sau đó, tài khoản này sẽ được chuyển vào loại tài khoản kế toán số 9 để xác định doanh nghiệp lãi hay là lỗ vào lúc cuối tháng kết.
➤ Tài khoản loại 6 và 8 là chi phí, có cách ghi nợ có như sau:
- Chi phí tăng sẽ ghi bên nợ, chi phí giảm ghi vào bên có.
- Vào lúc cuối tháng kết, tài khoản này sẽ chuyển vào tài khoản loại 9 để có thể xác định doanh nghiệp đang lỗ hay lời.
➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ làm Báo Cáo Tài Chính cuối năm – tổng phí 2.500.000đ
Khi hiểu rõ về tài khoản nợ và có trong kế toán là gì, bạn sẽ dễ dàng làm việc trơn tru và nhuần nhuyễn hơn trong nghiệp vụ kế toán. Còn những người ngoài ngành sẽ hiểu rõ hơn về những nguyên lý trong kế toán. Thông qua bài viết này, Luật An Tín hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về tài khoản nợ và có trong kế toán cũng như là ý nghĩa khi sử dụng chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ kế toán thuế có thể liên hệ Luật An Tín theo số hotline 0907 200 555 để được tư vấn chi tiết.
Bài viết liên quan