Tài khoản nợ và có là gì?

Những người làm trong ngành kế kiểm sẽ hiểu được ý nghĩa của tài khoản nợ và có. Vậy cùng giải thích đơn giản tài khoản nợ và có là gì và ý nghĩa của nó trong kế toán để những người khác ngành có thể dễ hiểu

Nợ và có là những kiến thức căn bản của những người làm chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần phải hiểu rõ. Còn những người ở chuyên ngành khác thì không phải ai cũng hiểu rõ nguyên lý cơ bản của tài khoản nợ và có. Hãy cùng tìm hiểu tài khoản nợ và có là gì và những kiến thức liên quan đến chuyên ngành kế toán ở bài viết dưới đây nhé!

Nợ có trong kế toán là gì?

Những đối tượng kế toán hoặc là tài khoản kế toán của công ty đều sẽ có những biến động tăng giảm. Để tiện cho việc quản lý, theo dõi và lưu trữ, nhân viên kế toán sẽ ghi chép những biến động này thành tài khoản nợ và có. Tài khoản nợ sẽ thể hiện biến động tăng của tài khoản kế toán, còn tài khoản có thể hiện biến động giảm.

Tài khoản nợ và có là gì

Tài khoản nợ và có là gì

Một ví dụ cụ thể là khi bạn nhận được tiền mặt, số lượng tiền mặt của bạn đã tăng và số tiền này sẽ được ghi vào tài khoản nợ. Khi bạn chi tiền mặt, số lượng tiền này đã giảm và bạn cần ghi chú thì phải ghi vào tài khoản có. 

Phương pháp ghi sổ kép là gì?

Đây chính là phương pháp cho các doanh nghiệp dùng để phản ánh những nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp. Phương pháp ghi sổ kép dùng để ghi chép lại những tài khoản kế toán phát sinh theo quan hệ đối ứng. Nhân viên kế toán phải ghi chép ít nhất là 2 lần vào ít nhất là 2 tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng cho cùng một khoản tiền được phát sinh ra. Việc kế toán viên ghi tài khoản nợ và ghi tài khoản có không khác nhau là bao vì 2 tài khoản này đối ứng với nhau cùng 1 số tiền.

Phương pháp ghi sổ kép dùng để ghi chép lại những tài khoản kế toán phát sinh theo quan hệ đối ứng và phải được ghi chép ít nhất là 2 lần vào ít nhất là 2 tài khoản kế toán

Phương pháp ghi sổ kép dùng để ghi chép lại những tài khoản kế toán phát sinh theo quan hệ đối ứng và phải được ghi chép ít nhất là 2 lần vào ít nhất là 2 tài khoản kế toán 

Để cho bạn dễ hình dung hơn, giả sử 1 công ty gửi một số tiền mặt vào tài khoản của công ty được mở tại ngân hàng X. Giao dịch tiền này liên quan đến sự biến động tăng trong tài khoản của công ty tại ngân hàng X và biến động giảm trong tài khoản tiền mặt của công ty. Hai loại tiền vừa được nêu trong ví dụ này đều là tài sản của công ty. Khoản tài sản tăng, cũng chính là tài khoản của công ty tại ngân hàng sẽ được nhân viên kế toán ghi chép ở tài khoản nợ. Còn tài khoản tiền mặt giảm được ghi chép ở tài khoản có.

Định khoản kế toán

Xác định một nghiệp vụ kinh tế, giao dịch phát sinh tiền được và được nhân viên kế toán ghi chép lại vào tài khoản nợ và và có tương ứng với những số tiền cụ thể được gọi là việc định khoản kế toán. Trước khi ghi số liệu vào sổ kế toán, nhân viên kế toán cần thực hiện việc định khoản kế toán. Đây chính là một công việc trung gian giúp cho nhân viên dễ dàng hơn trong việc phân việc lao động kế toán và giảm thiểu những sai sót không đáng có khi thực hiện việc lưu dữ liệu vào sổ.

Định khoản kế toán giúp cho nhân viên dễ dàng hơn trong việc phân việc lao động kế toán và giảm thiểu những sai sót không đáng có khi thực hiện việc lưu dữ liệu vào sổ.

Định khoản kế toán giúp cho nhân viên dễ dàng hơn trong việc phân việc lao động kế toán và giảm thiểu những sai sót không đáng có khi thực hiện việc lưu dữ liệu vào sổ.

Có 2 loại định khoản kế toán gồm có là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. Định khoản kế toán giản đơn là sử dụng để định khoản những giao dịch tiền chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán. Định khoản phức tạp là loại định khoản kế toán dùng để định khoản những tài khoản kế toán từ 3 trở lên

Nguyên tắc định khoản

Vậy nguyên tắc định khoản của tài khoản nợ và có là gì?

Nguyên tắc định khoản

Nhân viên kế toán cần phải xác định và ghi chép tài khoản nợ trước rồi sau đó mới tiếp tục ghi chép số liệu đến tài khoản có. Nhân viên kế toán phải ghi chép sao cho trong cùng một định khoản, tổng số tiền nhập vào tài khoản nợ và tài khoản có phải đồng nhất với nhau. Và nhân viên ghi chép 1 định khoản phức tạp có thể chia ra thành những tài khoản giản đơn nhỏ. Nhưng ngược lại, không được phép gộp những định khoản giản đơn trở thành một định khoản kế toán phức tạp

Quy trình định khoản

Khi thiết lập định khoản kế toán, nhân viên kế toán cần phải làm theo quy trình sau:

Đầu tiên, nhân viên kế toán cần xác định những đối tượng kế toán là gì trong mối chứng từ. Tiếp theo, cần phải xác định biến động tăng giảm của đối tượng kế toán trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Các tài khoản kế toán được sử dụng cũng cần phải được xác định. Ngoài ra, nhân viên kế toán cũng cần phải xác định lại số tiền và tài khoản nợ và có là gì của ngành xuất nhập khẩu

Quy trình định khoản của tài khoản nợ và có là gì

Quy trình định khoản của tài khoản nợ và có là gì

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán báo cáo thuế trọn gói

Quy định tăng giảm tài khoản nợ và có là gì

Trong tài khoản kế toán, có tất cả là 9 loại tài khoản được phân loại từ 1 đến 9 và có những tính chất sau

Tài khoản loại 1 và 2 được gọi là tài sản. Hai loại này có tính chất là thuộc sở hữu của phía doanh nghiệp. Khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh, tài sản tăng sẽ được ghi ở bên nợ và khi giảm thì sẽ được ghi vào bên có. Bên nợ sẽ bao gồm cả số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ

Nguồn vốn được gọi là tài sản loại 3 và 4, chính dùng để hình thành nên tài sản. Khi nguồn vốn tăng thì sẽ được ghi chú ở bên có. Nguồn vốn giảm thì sẽ được ghi chú ở bên nợ. Bên có sẽ bao gồm số dư đầu kỳ và cả số dư cuối kỳ.

Có 9 loại tài khoản trong tài khoản kế toán

Có 9 loại tài khoản trong tài khoản kế toán

Doanh thu và những loại thu nhập khác sẽ được ký hiệu là tài khoản kế toán loại 5 và 7. Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng thì nhân viên kế toán phải lưu số liệu vào bên có. Còn khi doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp giảm thì sẽ được nhân viên kế toán ghi chú vào bên nợ. Sau đó, sẽ được chuyển vào loại tài khoản kế toán số 9 để xác định doanh nghiệp được lãi hay là lỗ vào lúc cuối tháng kết.

Loại tài khoản 6 và 8 được gọi là chi phí. Chi phí tăng thì sẽ được ghi chép và bên nợ, còn khi chi phí giảm thì sẽ được ghi vào bên có bởi nhân viên kế toán. Vào lúc cuối tháng kết, tài khoản này sẽ chuyển vào tài khoản loại 9 để có thể xác định doanh nghiệp đang lỗ hay lời.

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ làm Báo Cáo Tài Chính cuối năm – tổng phí 2.500.000đ

Khi hiểu rõ về tài khoản nợ và có là gì, bạn sẽ dễ dàng làm việc trơn tru và nhuần nhuyễn hơn trong nghiệp vụ kế toán. Còn những người ngoài ngành sẽ hiểu rõ hơn về những nguyên lý trong kế toán. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về tài khoản nợ và có trong kế toán cũng như là ý nghĩa khi sử dụng chúng.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.