Bạn là người có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kiến trúc và đang có ý định thành lập công ty kiến trúc nhưng chưa rõ thủ tục pháp lý ra sao. Hãy cùng Luật An Tín tìm hiểu ngay các điều kiện cần thiết và hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kiến trúc trong bài viết này nhé.
Điều kiện thành lập công ty kiến trúc
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
- Để thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như dễ dàng chuyển đổi mô hình kinh doanh, hầu hết các startup trẻ thường đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên hoặc công ty cổ phần khi mở công ty kiến trúc.
2. Đặt địa chỉ công ty kiến trúc phù hợp
- Nếu muốn tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra cho việc mở công ty, chủ doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè hoặc thuê văn phòng ảo… Tuy nhiên, địa chỉ này cần phải rõ ràng, chính xác. Điều này đã được áp dụng với nhiều doanh nghiệp.
3. Đặt tên công ty kiến trúc phù hợp, đúng quy định
- Đặt tên cho công ty kiến trúc là một trong những việc làm quan trọng, vì cái tên ảnh hưởng lâu dài tới sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Tên của công ty kiến trúc nên ngắn gọn, dễ đọc, nhờ vậy khách hàng sẽ dễ ghi nhớ vào tâm trí hơn. Đồng thời, tên của công ty kiến trúc không được trùng với các doanh nghiệp cùng ngành đã thành lập trước đó.
4. Chọn mức vốn phù hợp để thành lập công ty
- Pháp luật không yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp bạn thường xuyên phải gặp đối tác cũng như làm việc với ngân hàng để vay vốn thì vốn điều lệ sẽ có ảnh hưởng nhất định tới uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp nên đặt một mức vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
5. Lựa chọn người đại diện pháp luật cho công ty kiến trúc
- Người đại diện pháp luật của công ty kiến trúc là người đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện những giao dịch liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, bạn phải lựa chọn một người được tin cậy, có chuyên môn và kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đặt nặng vấn đề này, vì sau khi lập công ty thì bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.
6. Điều kiện hoạt động của công ty hành nghề kiến trúc
- Được thành lập và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế của công ty phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
- Thông báo thông tin quy định cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
Mã ngành nghề kinh doanh của công ty kiến trúc
Mã ngành nghề chính cần đăng ký khi thành lập công ty kiến trúc là 7110 – Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Mã ngành này bao gồm: Hoạt động kiến trúc; hoạt động đo đạc và bản đồ; hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước; hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác.
Ngoài mã ngành nghề này thì doanh nghiệp có thể tham khảo và đăng ký thêm các mã ngành liền quan trong bảng sau:
Mã ngành | Tên ngành nghề của công ty kiến trúc |
7110 (Chính) | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan |
7410 | Hoạt động thiết kế chuyên dụng |
4330 | Hoàn thiện công trình xây dựng |
4329 | Lắp đặt hệ thống xây dựng khác |
4390 | Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác |
4322 | Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí |
4321 | Lắp đặt hệ thống điện |
3320 | Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; |
4100 | Xây dựng nhà các loại |
4210 | Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ |
4220 | Xây dựng công trình công ích |
4290 | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác |
4311 | Phá dỡ |
4312 | Chuẩn bị mặt bằng |
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kiến trúc
Sau đây là hồ sơ cần chuẩn bị và các bước thủ tục cần thực hiện để thành lập và hoạt động công ty kiến trúc theo đúng quy trình. Cùng Luật An Tín tìm hiểu nhé.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kiến trúc
Thành phần hồ sơ thành lập công ty kiến trúc gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty kiến trúc;
- Điều lệ công ty kiến trúc;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên, cổ đông góp vốn (CMND/CCCD/Hộ chiếu).
- Giấy tờ chứng thực pháp lý của cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập) kèm theo văn bản cử người đại diện theo ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy ủy quyền cho một cá nhân thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Sở KH&ĐT (nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty kiến trúc
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép tại Sở KH&ĐT
- Người được các thành viên, cổ đông ủy quyền nộp hồ sơ hoặc người đại diện pháp luật nộp hồ sơ thành lập công ty kiến trúc tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
- Thời gian giải quyết: Tròng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập công ty kiến trúc đầy đủ và hợp lệ, cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 3: Khắc con dấu, treo bảng hiệu công ty
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính là thủ tục bắt buộc công ty kiến trúc phải thực hiện ngay vì cơ quan thuế có thể sẽ đi kiểm tra bất cứ lúc nào. Thông tin cơ bản của biển hiệu gồm: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế.
- Con dấu pháp nhân là con dấu tròn doanh nghiệp phải có. Số lượng, nội dung và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định và cũng không cần phải thông báo mẫu con dấu mới Sở KH&ĐT như trước đây. Tuy nhiên, trên con dấu phải thể hiện được 2 nội dung cơ bản đó là tên công ty và mã số thuế.
Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục về thuế
- Các thủ tục về thuế doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập bao gồm: Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử; mở tài khoản ngân hàng; nộp hồ sơ khai thuế ban đầu; đăng ký kê khai – nộp thuế điện tử…
Bước 5: Thực hiện góp vốn điều lệ
- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), chủ sở hữu hoặc các thành viên, cổ đông của công ty kiến trúc phải góp đủ số vốn điều lệ (bằng tiền mặt hoặc tài sản…) đã đăng ký khi thành lập công ty.
Bước 6: Bổ sung chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Trước khi chính thức đi vào hoạt động ngành nghề kiến trúc, doanh nghiệp cần bổ sung ngay chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc người chủ trì thiết kế.
Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty kiến trúc
Sau khi đã thành lập, công ty kiến trúc sẽ phải đóng một số loại thuế như sau:
- Thuế môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập, công ty kiến trúc không phải nộp lệ phí môn bài. Từ năm thứ 2 trở đi, với vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, công ty phải đóng 2 triệu tiền thuế môn bài/năm; vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, công ty phải đóng 3 triệu đồng/năm;
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý tùy theo hình thức doanh nghiệp kê khai;
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đây là khoản thuế doanh nghiệp phải kê khai và nộp thay cho người lao động phát sinh thuế TNCN trong thời gian làm việc;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thời gian đóng thuế TNDN sẽ rơi vào khoảng thời gian kết thúc năm tài chính;
- Thuế nhập khẩu: Công ty kiến trúc sẽ phải nộp thêm khoản thuế này nếu có thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật tư (ví dụ: Nhập khẩu gỗ, nội thất, máy móc…).
Dịch vụ thành lập công ty kiến trúc của Luật An Tín
Là một công ty chuyên về luật và kế toán – thuế, Luật An Tín tự tin giải quyết ổn thỏa các vấn đề về giấy tờ pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó không thể thiếu thủ tục để thành lập công ty kiến trúc.
Bài viết này không thể trình bày hết mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Do đó, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với Luật An Tín để được tư vấn về quá trình thành lập công ty trọn gói chi tiết và chính xác nhất nhé. Đội ngũ đầy chuyên môn và kinh nghiệm của Luật An Tín luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào.
➤➤ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM Hà Nội.
Liên hệ ngay cho Luật An Tín theo số 0972.006.222 (Hà Nội) hoặc 0902.553.555 (TPHCM) để được tư vấn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Bài viết liên quan