Thu Hộ, Chi Hộ Là Gì?

Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể phát sinh ra các khoản thu hộ, chi hộ. Vậy thu hộ chi hộ là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin về thu hộ, chi hộ ngay sau đây

Trong kinh doanh, sẽ có các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản thu hộ, chi hộ. Đây đều là những khoản thu chi rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kế toán mới vào nghề vẫn còn thắc mắc thu hộ chi hộ là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc trên. 

Thu hộ, chi hộ là gì?

thu hộ chi hộ là gì

Thu hộ chi hộ là gì?

Nhiều người mới vào nghề không khỏi thắc mắc thu hộ chi hộ là gì? Đây là những khoản thu hộ, chi hộ được các cá nhân, tổ chức khác ủy quyền cho doanh nghiệp. Những khoản thu chi này phải được ủy quyền trên văn bản cụ thể. 

Trong nhiều trường hợp thì các khoản thu hộ, chi hộ sẽ phát sinh từ hành động nộp thay tiền điện, tiền nước, phí bảo hiểm hay tiền cước điện thoại,… Các khoản thu hộ, chi hộ được chia thành 2 loại gồm:

  • Bên ủy quyền đứng tên trên hóa đơn mua bán, chứng từ mua bán trong những khoản thu hộ, chi hộ
  • Bên được ủy quyền đứng tên trên hóa đơn mua bán, chứng từ mua bán trong những khoản thu hộ, chi hộ

Thu hộ, chi hộ có cần phải xuất hóa đơn, kê khai thuế không?

Thu hộ, chi hộ có cần phải xuất hóa đơn không?

Thu hộ, chi hộ có cần phải xuất hóa đơn không?

Không ít người thắc mắc việc thu hộ chi hộ là gì, khi thực hiện thì có cần phải xuất hóa đơn hay kê khai thuế không? Theo căn cứ pháp lý, cụ thể là điều 3 khoản 7 của thông tư 26/2015/TT-BTC thì người bán hàng phải lập hóa đơn khi bán dịch vụ, hàng hóa của mình, bao gồm cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mãi, làm hàng mẫu hay quảng cáo. Những hàng hóa được dùng để đem tặng, trao đổi hoặc trả thay lương cho người lao động (ngoại trừ các hàng hóa luân chuyển nội bộ và hàng hóa tiêu dùng nội bộ nhằm tiếp tục quy trình sản xuất) thì đều cần xuất hóa đơn.

Tuy nhiên, trong khoản 7 điều 5 của thông tư 219/2013/TT-BTC thì các khoản thu hộ không liên quan đến bán hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh thì không cần phải kê khai, không cần tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Khi doanh nghiệp thu hộ cá nhân, tổ chức

Trong trường hợp doanh nghiệp thu hộ cá nhân, tổ chức thì cần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thu tiền đúng theo quy định. Tuy nhiên, do các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp đó nên không cần kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản bàn giao những khoản thu hộ kèm bảng kê những hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thu tiền bản gốc. Kế tiếp, doanh nghiệp sẽ bàn giao lại cho bên ủy quyền thu hộ theo đúng hợp đồng.

Khi doanh nghiệp chi hộ cá nhân, tổ chức

Doanh nghiệp nhận hóa đơn của bên bán

Doanh nghiệp nhận hóa đơn của bên bán

Trong trường hợp doanh nghiệp được ủy quyền để chi hộ cá nhân, tổ chức thì doanh nghiệp sẽ nhận hóa đơn của bên bán cùng với chứng từ thu tiền, chứng từ của ngân hàng (nếu có). Phía doanh nghiệp không cần phải xuất hóa đơn để thu lại những khoản đã chi hộ.

Đối với trường hợp chi hộ, doanh nghiệp cũng không cần kê khai hay nộp thuế giá trị gia tăng bởi những khoản chi hộ cũng không liên quan đến hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Cũng theo đó, các khoản chi hộ sẽ:

  • Không được kê khai khấu trừ đối với thuế giá trị gia tăng đầu vào
  • Không được tính vào các chi phí được trừ khi xác định thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, các khoản thu hộ và chi hộ chỉ ảnh hướng tới doanh nghiệp về quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mà thôi. Các khoản này không hề ảnh hưởng tới doanh thu hay chi phí của bên thu hộ, chi hộ. Tuy nhiên, nếu hóa đơn mang tên của doanh nghiệp chi hộ thì doanh nghiệp đó cần kê khai thuế đầu vào và xuất hóa đơn cho bên nhờ chi hộ.

Hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ

Hạch toán thu hộ, chi hộ như thế nào?

Hạch toán thu hộ, chi hộ như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu thu hộ chi hộ là gì thì bạn cũng cần phải biết hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ. Việc hạch toán được chia ra đối với khoản chi hộ và thu hộ như sau:

Đối với khoản chi hộ

Trong trường hợp doanh nghiệp chi hộ cho khách hàng thì kế toán cần hạch toán như sau:

  • Nợ TK 1388
  • Có TK 111, 112

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thanh toán tiền chi hộ thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 1388

Đối với khoản thu hộ

Trong trường hợp doanh nghiệp thu hộ cho khách hàng thì kế toán cần hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3388
  • Có TK 111, 112

Trong trường hợp doanh nghiệp trả lại số tiền đã thu hộ thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 3388

Bài viết trên từ dichvuluat.vn là những thông tin hữu ích về việc thu hộ, chi hộ, giải đáp cho thắc mắc thu hộ chi hộ là gì? Đây là những khoản thu chi khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó, kế toán cần nắm vững những nội dung trong bài viết trên. 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.