Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh & lưu ý

Chi tiết về: điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh và các lưu ý cần biết để được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh như mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với khách hàng, đối tác.

Điều kiện khi thành lập địa điểm kinh doanh

1. Quy định khi đặt tên địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh sẽ được đặt như sau: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng của địa điểm kinh doanh + Tên doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.

Trong đó:

  • Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Có thể được đặt bằng tên tiếng Việt, tiếng nước ngoài, tên viết tắt.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được treo hoặc viết tại địa điểm kinh doanh.

2. Về nơi đặt địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh cũng không được đặt tại nhà tập thể, chung cư chỉ có chức năng để ở. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, khác tỉnh với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.

Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh để phục vụ cho mục đích kinh doanh.

3. Ngành nghề được phép đăng ký của địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn một nhóm ngành trong những ngành nghề của công ty mẹ để đăng ký cho địa điểm kinh doanh. Do đó trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh sẽ không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh & lưu ý

Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ và nhận kết quả.
  • Giấy tờ pháp lý như CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Trong đó, thông báo thành lập địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Tên và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh.
  • Người đứng đầu quản lý của địa điểm kinh doanh.
  • Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp bổ sung: Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh bổ sung thông tin chi nhánh; họ tên và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh.

2. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp hồ sơ như Luật An Tín đã hướng dẫn về cơ quan đăng ký kinh doanh theo các cách sau:

  • Nộp hồ sơ online
  • Nộp hồ sơ trực tiếp.

Chi tiết cách nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ qua mạng (online)

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã đăng ký, chọn phương thức nộp hồ sơ: bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: Chọn: Đăng ký địa điểm kinh doanh, sau đó nhập thông tin của doanh nghiệp, đơn vị quản lý địa điểm kinh doanh.
  • Bước 4: Chọn loại tài liệu: Scan và tải lên tài liệu đính kèm.
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp

  • Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ giấy đã chuẩn bị gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Tuy nhiên, hiện nay đa phần các cơ quan đăng ký kinh doanh đều nhận hồ sơ nộp online thay vì nhận hồ sơ giấy do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ để tránh mất thời gian.

3. Nhận kết quả

Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Gửi thông báo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

Mọi hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh đều phụ thuộc hoàn toàn vào chi nhánh chủ quản hoặc công ty mẹ, do đó khi thành lập địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cần lưu ý 4 điểm sau:

  • Địa điểm kinh doanh sẽ không được phép ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.
  • Địa điểm kinh doanh không có MST, không có con dấu riêng.
  • Sử dụng chung mẫu hóa đơn với chi nhánh chủ quản hoặc trụ sở chính.
  • Chế độ kế toán Phụ thuộc vào chi nhánh chủ quản hoặc trụ sở chính.

Trên đây là chi tiết về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm về dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Luật An Tín hãy liên hệ ngay hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết.

Một số câu hỏi về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

1. Có được phép thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có. Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với chi nhánh chủ quản hoặc công ty mẹ.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

Thành phần hồ sơ gồm:

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

3. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh như thế nào cho đúng?

Tên địa điểm kinh doanh gồm: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng địa điểm kinh doanh + Tên doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Cách đặt tên địa điểm kinh doanh

4. Địa điểm kinh doanh có được phép sử dụng con dấu không?

Không. Địa điểm kinh doanh không được sử dụng con dấu riêng.

5. Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài mức 1.000.000 đồng/năm.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *