Điều kiện, quy trình xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Tìm hiểu: Chứng chỉ ISO 22000 (ISO 22000:2018) là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000.  Lợi ích khi sở hữu chứng nhận ISO 22000:2018.

Tổng quan về chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

1. Tìm hiểu khái niệm chứng nhận ISO 22000 là gì?

  • Giấy chứng nhận ISO 22000 (còn được gọi là chứng chỉ ISO 22000) là bằng chứng chứng minh tổ chức/doanh nghiệp đã đáp ứng được các điều kiện khắt khe của tiêu chuẩn ISO 22000.
    Tiêu chuẩn ISO 22000: Là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng, giúp tổ chức/doanh nghiệp kiểm soát tốt về chất lượng và giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm. Hiện nay, tiêu chuẩn này có giá trị quốc tế, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu.
  • Theo đó, doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 22000 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có hệ thống quản lý thực phẩm tốt, đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
  • Hiện tại, phiên bản mới nhất của ISO 22000 chính là ISO 22000:2018. Phiên bản này được công nhận và có tính phạm vi áp dụng mang tính quốc tế. Ngoài ra, tại nước ta, ISO 22000:2018 còn có giá trị thay thế cho giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vệ sinh ATTP).

——–

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực sử dụng trong 3 năm. Và ít nhất 2 lần trong thời gian chứng chỉ ISO còn hiệu lực, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp/công ty tối thiểu 12 tháng/lần.
  • Sau khi giấy chứng nhận ISO 22000:2018 hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp vẫn muốn có giấy chứng chỉ ISO này thì phải tiến hành thủ tục tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Về quy trình đánh giá thì được thực hiện như lần đầu.

Điều kiện, quy trình xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

2. Đối tượng được áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng thực phẩm đều có thể đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018. Cụ thể hơn, nếu tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong các trường hợp sau thì nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 để có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn ISO:

  • Ngư trường, trang trại, trại chăn nuôi.
  • Hệ thống bán buôn, bán lẻ và siêu thị.
  • Đơn vị chế biến cá, thịt, thức ăn chăn nuôi.
  • Đơn vị cung cấp các dịch vụ diệt côn trùng, vệ sinh, đóng gói…
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như cung cấp thiết bị chế biến, nguyên liệu, phụ gia…
  • Đơn vị sản xuất bánh mì, ngũ cốc, các thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, thực phẩm chức năng…
  • Đơn vị cung cấp về thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm như nhà hàng, bệnh viện, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh…

3 điều kiện cấp chứng nhận, chứng chỉ ISO 22000:2018

Để được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018, các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:

1. Điều kiện về nhà xưởng/nhà máy sản xuất thực phẩm

Nhà xưởng/nhà máy sản xuất thực phẩm cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Nhà xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm phải được xây dựng ở nơi cách xa các nguồn gây ô nhiễm hoặc ở những nơi có thể ảnh hưởng đến vệ sinh ATTP của doanh nghiệp.
  • Xây dựng đường đi nội bộ doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về: vệ sinh, có hệ thống đường ống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm và khép kín.
  • Nhà xưởng phải đảm bảo có nguồn nước sạch đủ dùng, có giao thông đi lại thuận lợi.
  • Các khu chế biến, sản xuất thực phẩm phải đảm bảo được thiết kế, bố trí theo nguyên tắc tránh ô nhiễm chéo. Đồng thời, kho bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của mọi thực phẩm nhằm tránh sự xâm nhập của các loại động vật, côn trùng gây hại.
  • Một số điều kiện khác như: Đảm bảo các yêu cầu về hệ thống thông gió, kiểm soát độ ẩm, kết cấu nhà xưởng, dụng cụ, trang thiết bị, ánh sáng… đều phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

2. Điều kiện về hệ thống quản lý ATTP

Doanh nghiệp cần đáp ứng 2 tiêu chí về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018:

  • Doanh nghiệp tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý ATTP (cụ thể là: hệ thống về tài liệu quy định, hướng dẫn các mục tiêu về an toàn thực phẩm, các thủ tục, quy trình cần thực hiện…) đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
  • Doanh nghiệp đảm bảo duy trì áp dụng hệ thống quản lý ATTP ISO 22000:2018 trong suốt thời gian hoạt động.

3. Điều kiện khi thực hiện đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018

Khi hệ thống quản lý ATTP của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có những bằng chứng minh đơn vị của mình phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Khi này, doanh nghiệp cần tiến hành tự đánh giá nội bộ và thực hiện các hoạt động khắc phục, cải tiến theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý ATTP.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần liên hệ và làm việc với các tổ chức chứng nhận ISO để được thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000:2018.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng chỉ ISO 22000:2018 do một tổ chức chứng nhận cấp (có thể là tổ chức chứng nhận Việt Nam hoặc tổ chức chứng nhận nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Tổ chức chứng nhận hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức chứng nhận chịu sự giám sát và chỉ định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Vì vậy, việc thực hiện đăng ký làm chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình quy định. Có thể nói, quy trình này khá phức tạp bởi bao gồm nhiều công việc và giai đoạn. Tại nội dung này, Luật An Tín chia sẻ 6 bước quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 để bạn dễ dàng tham khảo.

Thứ tự các bước Nội dung thực hiện
Bước 1 Tìm hiểu, xác định tổ chức cấp chứng chỉ, chứng nhận ISO 22000:2018.
Bước 2 Trao đổi thông tin, thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018.
Bước 3 Tiến hành lên kế hoạch & tổ chức đánh giá tổng quan (đánh giá sơ bộ) cơ sở sản xuất.
Bước 4 Tiến hành đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận.
Bước 5 Tổ chức chứng nhận thẩm định hồ sơ đánh giá và tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
Bước 6 Tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát và chứng nhận lại.

Cụ thể về các bước quy trình đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 được thực hiện như sau:

➤ Bước 1: Tìm hiểu, xác định tổ chức cấp chứng chỉ, chứng nhận ISO 22000:2018

Nếu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Khoa học và Công Nghệ cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận. Do đó, để đảm bảo tổ chức cấp chứng nhận ISO 22000:2018 mà doanh nghiệp lựa chọn xin cấp chứng nhận đủ thẩm quyền cấp phép, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ thông tin của tổ chức đó.

➤ Bước 2: Trao đổi thông tin, thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018

Các thông tin mà doanh nghiệp cần trao đổi gồm: các bước thực hiện thủ tục chứng nhận ISO, yêu cầu cơ bản của chứng nhận ISO, tiêu chuẩn ứng dụng, chương trình kế hoạch làm việc, chi phí dự tính…

Có thể nói, việc trao đổi, thỏa thuận này sẽ giúp cho tổ chức chứng nhận và doanh nghiệp đảm bảo việc đánh giá chứng nhận được tiến hành theo đúng các yêu cầu, quy định của tiêu chuẩn ISO và của doanh nghiệp.

➤ Bước 3: Tiến hành lên kế hoạch & tổ chức đánh giá tổng quan (đánh giá sơ bộ) cơ sở sản xuất

Doanh nghiệp tiến hành lên kế hoạch và tổ chức đánh giá lần đầu tổng quan thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp có phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Căn cứ vào kết quả đánh giá đó, doanh nghiệp thực hiện lập kế hoạch ISO 22000:2018 hoàn chỉnh và nộp cho tổ chức chứng nhận ISO.

➤ Bước 4: Tiến hành đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận

Doanh nghiệp gửi bản đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 đến tổ chức chứng nhận, bao gồm các thông tin như:

  • Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, phương thức sản xuất…
  • Kế hoạch, tài liệu liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 của doanh nghiệp.

Sau khi tiếp nhận thông tin và hoàn thành ký kết hợp đồng, tổ chức chứng nhận sẽ cử đội ngũ chuyên gia xuống trực tiếp để thẩm định hệ thống tài liệu và đánh giá tình trạng thực tế tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 hay không. Đồng thời, tổ chức chứng nhận đưa ra giải pháp để doanh nghiệp khắc phục, cải thiện nếu hệ thống có lỗ hổng.

➤ Bước 5: Tổ chức chứng nhận thẩm định hồ sơ đánh giá và tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Sau khi có kết quả đánh giá từ đội ngũ chuyên gia, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đảm bảo ứng được 3 tiêu chí sau:

  • Các hồ sơ, tài liệu đều phù hợp với tình trạng thực tế.
  • Các điểm không phù hợp hoặc lỗ hổng đều đã được hoàn thiện.
  • Được trưởng đoàn đánh giá xác nhận đã đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn của ISO 22000:2018.

➤ Bước 6: Tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát và chứng nhận lại

Doanh nghiệp sau khi được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý ATTP theo đúng tiêu chuẩn ISO 22000.

Tới kỳ giám sát theo quy định, tổ chức chứng nhận sẽ xuống và tiến hành giám sát thực tế tại cơ sở kinh doanh, sản xuất. Dựa vào kết quả giám sát, tổ chức chứng nhận có căn cứ và bằng chứng để quyết định có tiếp tục duy trì hiệu lực chứng nhận ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp hay không. Cụ thể, số lần đánh giá giám sát thường là 2 lần và kỳ hạn giám sát tối thiểu là 12 tháng/lần.

——–

Nếu bạn đang có nhu cầu làm chứng nhận ISO 22000:2018 nhưng chưa rõ về quy trình, thủ tục, cần tìm kiếm đơn vị uy tín để thay mình thực hiện, có thể thay khảo dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại Luật An Tín.

Khi sử dụng dịch vụ xin chứng chỉ ISO 22000:2018 tại Luật An Tín, bạn sẽ được tư vấn toàn bộ về quy trình, nguyên tắc tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như chi tiết các quyền lợi nhận được khi sở hữu chứng nhận ISO 22000:2018.

Với chi phí được đánh giá tốt nhất thị trường, thời gian hoàn thành và bàn giao kết quả nhanh chóng, đúng hẹn, Luật An Tín sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Liên hệ ngay số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) 090.758.1234 (Miền Trung) 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn cụ thể và chi tiết về dịch vụ.

8 lợi ích khi doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000:2018

Dưới đây là 8 lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sở hữu chứng nhận ISO 22000:2018:

  1. Được miễn giấy phép vệ sinh ATTP.
  2. Dễ dàng đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
  3. Giảm thiểu các chi phí rủi ro và sai sót liên quan đến an toàn thực phẩm như: chi phí thu hồi, tiêu hủy sản phẩm hư hỏng, sản phẩm lỗi.
  4. Tạo niềm tin, sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
  5. Kiểm soát toàn diện mối nguy ATTP trong suốt dây chuyền sản xuất, cung ứng, cụ thể là từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm cho đến khi bán sản phẩm đến người tiêu dùng.
  6. Giúp doanh nghiệp luôn cải thiện, phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  7. Tăng lợi nhuận thu về, nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh.
  8. Các lợi ích khác như:
  • Nâng cao mức độ tin cậy trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo.
  • Được xem xét và miễn giảm các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác như: GMP, HACCP, SQF, EURO GAP, BRC.
  • Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO.
  • Dễ dàng hơn trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 14001, ISO 9001, ISO/IEC 17025.
  • Là cơ sở, bằng chứng đáng tin để doanh nghiệp giải quyết khi có khiếu nại, tranh chấp về an toàn thực phẩm.

Toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng chỉ ISO 22000:2018 như quy trình, điều kiện, lợi ích… đều đã được Luật An Tín chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Sau khi đọc xong bài viết, bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018, có thể liên hệ Luật An Tín qua số điện thoại 0972.006.222 (Miền Bắc)090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được đội ngũ nhân viên nhanh chóng hỗ trợ giải đáp và tư vấn miễn phí.

Câu hỏi thường gặp về chứng chỉ ISO 22000: 2018

1. Chứng chỉ, chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

Chứng nhận ISO 22000: 2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000. Đây là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về hệ thống tiêu chuẩn ISO.

Cụ thể, nếu doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 22000 thì có nghĩa là doanh nghiệp có hệ thống quản lý thực phẩm tốt, đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

2. Quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000:2018 gồm mấy bước?

Quy trình, thủ tục đăng ký xin chứng nhận ISO 22000:2018 gồm 6 bước sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu, xác định tổ chức cấp chứng chỉ, chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Bước 2: Trao đổi thông tin, thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Bước 3: Tiến hành lên kế hoạch & tổ chức đánh giá tổng quan (đánh giá sơ bộ) cơ sở sản xuất.
  • Bước 4: Tiến hành đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận.
  • Bước 5: Tổ chức chứng nhận thẩm định hồ sơ đánh giá và tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Bước 6: Tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát và chứng nhận lại.

➤➤ Xem chi tiết: Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018.

3. Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 là gì?

Để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Điều kiện về nhà xưởng/nhà máy sản xuất thực phẩm.
  • Điều kiện về hệ thống quản lý TTTP.
  • Điều kiện khi thực hiện đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018.

➤➤ Xem chi tiết: 3 điều kiện cấp chứng nhận, chứng chỉ ISO 22000:2018.

4. Chứng nhận ISO 22000:2018 có thay thế giấy phép vệ sinh ATTP không?

Có. Tại Việt Nam, chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị thay thế cho giấy phép vệ sinh ATTP.

5. Chứng chỉ ISO 22000:2018 được cấp bởi cơ quan nào?

Chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Khoa học và Công Nghệ cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận.

6. Thời hạn sử dụng của chứng nhận ISO 22000:2018 là bao lâu?

Chứng chỉ ISO 22000:2018 có hiệu lực trong thời hạn 3 năm. Hết thời hạn, doanh nghiệp vẫn muốn sử dụng giấy chứng nhận,  phải thực hiện thủ tục đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018.

7. Lợi ích của doanh nghiệp khi có chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

Khi sở hữu chứng chỉ ISO 22000:2018, doanh nghiệp sẽ được khá nhiều quyền lợi, chẳng hạn như: được miễn giấy phép vệ sinh ATTP, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, tăng lợi nhuận thu về, nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh, cải thiện và phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm…

➤➤ Xem chi tiết: 8 lợi ích khi doanh doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000:2018.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.