Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Vệ Sinh An Toàn thực phẩm

Chi tiết cách làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như: Hồ sơ cần chuẩn bị những gì, thủ tục xin cấp giấy phép VSATTP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, điều kiện cơ sở kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng… Mức xử phạt nếu doanh nghiệp không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm? Cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay giấy an toàn thực phẩm/giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm/giấy vệ sinh an toàn thực phẩm/giấy chứng nhận an toàn thực phẩm… có tên gọi đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận VSATTP do Bộ Công thương, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Y tế cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhóm thực phẩm, thực phẩm chức năng, dịch vụ ăn uống… (Tùy vào nhóm sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền phụ trách sẽ xem xét và cấp giấy phép).

Giấy chứng nhận VSATTP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những là căn cứ pháp lý chứng minh mức độ an toàn của sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh đối với người sử dụng. Mà còn là công cụ hỗ trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Vệ Sinh An Toàn thực phẩm

Quy định cần biết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tất cả các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đều cần xin cấp giấy chứng nhận VSATTP. Do đó, sau khi doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có 10 đối tượng sau được miễn giấy chứng nhận VSATTP:

  • Cơ sở hoạt động sản xuất thực phẩm ban đầu nhỏ lẻ.
  • Cơ sở hoạt động sơ chế nhỏ lẻ.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa chỉ cố định.
  • Cơ sở hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm có đóng gói bao bì sẵn.
  • Cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh dụng cụ, bao bì, hộp đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng trong khách sạn (Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP)).
  • Bếp ăn tập thể, căn tin không đăng ký kinh doanh thực phẩm.
  • Cơ sở hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố.
  • Cơ sở đã được cấp các loại giấy chứng nhận chứng minh đủ điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: HACCP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000…

2. Điều kiện cần để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại Điều 34, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định doanh nghiệp/hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận VSATTP khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo ATTP phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Điều 19, 20, 21 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, cụ thể:
    • Điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: Có địa điểm cụ thể, diện tích phù hợp, cách xa nguồn lây nhiễm hóa chất độc hại, có nguồn nước đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm, có hệ thống xử lý chất thải…
    • Điều kiện đảm bảo ATTP trong khâu bảo quản thực phẩm như: Có kho bảo quản hay phương tiện bảo quản đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, ngăn ngừa được các tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, côn trùng, động vật, mùi lạ…, đáp ứng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đối với bảo quản từng loại thực phẩm… 
    • Điều kiện đảm bảo ATTP trong khâu vận chuyển thực phẩm như: Phương tiện vận chuyển được làm bằng chất liệu không gây ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển, không vận chuyển thực phẩm chung với các loại hóa chất độc hại…

3. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong bao lâu?

Giấy chứng nhận VSATTP có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép. Trước 6 tháng tình từ ngày giấy phép VSATTP hết hiệu lực, doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần tiến hành thủ tục xin cấp lại để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

4. Mức xử phạt đối với các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Các doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoạt động trong ngành nghề thực phẩm thuộc đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận VSATTP nhưng không có giấy phép ATTP hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực có thể đối diện với các mức phạt sau:

  • Mức 1: Phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng trong trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Mức 2: Phạt từ 30.000.0000 – 40.000.000 đồng trong trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Mức 3: Phạt từ 40.000.000 – 60.000.000 đồng trong trường hợp: 
    • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
    • Lưu thông thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu.

Đối với mức 2 và mức 3: Ngoài xử phạt hành chính, các doanh nghiệp/hộ kinh doanh sai phạm sẽ đồng thời không chỉ bị yêu cầu thu hồi thực phẩm đã sản xuất, phân phối ra thị trường mà còn bị buộc thay đổi mục đích sử dụng/tái chế/tiêu hủy thực phẩm vi phạm. 

Hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

1. Hồ sơ đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bộ hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép ATTP.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản thiết kế xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh về việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ kiến thức về VSATTP của chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe hoạt động trong ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm của chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất được cấp bởi Sở Y tế cấp quận/huyện trở lên.

➤➤ Tải miễn phí: Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm

2. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình xin cấp giấy phép VSATTP bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP

Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy phép an toàn thực phẩm như Luật An Tín đã chia sẻ. 

Bước 2: Nộp hồ sơ về cơ quan chức năng có thẩm quyền

Tùy vào mỗi loại thực phẩm mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:

➤ Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm sau:

  • Các nhóm vi chất bổ sung vào thực phẩm.
  • Thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
  • Phụ gia, hương liệu và các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Nước uống đóng chai, nước uống thiên nhiên và đá thực phẩm.
  • Dụng cụ, vật liệu chứa đựng, bao gói thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Các sản phẩm khác không thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương quản lý và cấp phép.

➤ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm sau:

  • Sữa tươi nguyên liệu.
  • Thực phẩm biến đổi gen.
  • Thực phẩm tươi sống bao gồm: Thịt, thủy sản, trứng, mật ong, rau củ, quả…
  • Các sản phẩm từ thịt, thủy sản, trứng, mật ong, rau củ, quả…
  • Các loại gia vị được dùng trong chế biến thực phẩm như muối, đường và gia vị khác.
  • Các loại nông sản thực phẩm như: Ngũ cốc, chè, ca cao, cà phê, tiêu, hạt điều…
  • Dụng cụ chứa đựng, bao gói các loại thực phẩm thuộc danh mục trên.
  • Nước đá sử dụng bảo quản, chế biến các loại thực phẩm thuộc danh mục trên.

➤ Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm sau:

  • Nước giải khát các loại và sữa chế biến.
  • Các loại đồ uống có cồn như: Bia, rượu, đồ uống lên men…
  • Các loại thực phẩm qua chế biến như: Dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo…
  • Dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm thuộc danh mục trên.

Bước 3: Cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Bộ Công thương sẽ xét duyệt, giải quyết hồ sơ và trả kết quả trong vòng 15 ngày làm việc:

  • Trường hợp xét thấy doanh nghiệp/hộ kinh doanh đủ điều kiện: Cấp giấy phép VSATTP.
  • Trường hợp xét thấy doanh nghiệp/hộ kinh doanh không đủ điều kiện cấp giấy phép VSATTP: Từ chối cấp phép bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật An Tín

Làm thế nào để xin cấp giấy chứng nhận VSATTP? Hay cách làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất? Là những câu hỏi Luật An Tín thường xuyên nhận được từ phía các doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoạt động trong ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nhằm giúp các doanh nghiệp/hộ kinh doanh kinh doanh ngành nghề thực phẩm có giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, Luật An Tín cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói với cam kết tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Luật An Tín cung cấp dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm với các tiêu chí:

  • Thủ tục đơn giản, thời gian hoàn thành nhanh chóng chỉ từ 15 ngày làm việc.
  • Chi phí tiết kiệm, báo giá trọn gói một lần, cam kết không phát sinh phụ phí khác.
  • Bàn giao giấy phép ATTP tận nơi theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật An Tín, doanh nghiệp/hộ kinh doanh sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí về quy định, điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý khác trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an tâm hơn trong việc tập trung phát triển kinh doanh.

Trên đây là những thông tin mới nhất về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VSATTP mà Luật An Tin cập nhật và chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào hoặc quan tâm đến dịch vụ xin cấp giấy phép VSATTP tại Luật An Tín thì thì có thể liên hệ hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Có bắt buộc phải xin giấy chứng nhận VSATTP không?

Tất cả các doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải xin giấy chứng nhận VSATTP. Trừ các trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật như: 

  • Cơ sở hoạt động sơ chế nhỏ lẻ.
  • Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ, hộp đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng trong khách sạn (Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP).

➤➤ Tham khảo chi tiết: Trường hợp xin cấp giấy VSATTP

2. Cách làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận VSATTP bao gồm các 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy ATTP.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ về cơ quan chức năng có thẩm quyền là Bộ Y tế/Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Bộ Công thương tùy trường hợp cụ thể.
  • Bước 3: Bộ Y tế/Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Bộ Công thương xét duyệt, xử lý hồ sơ và trả kết quả.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

3. Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần những gì?

Tùy vào các trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận VSATTP sẽ khác nhau, nhưng cơ bản bao gồm các giấy tờ như: 

  • Đơn xin cấp giấy phép ATTP.
  • Thuyết minh về việc cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe hoạt động trong ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm của chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp tham gia.
  • Giấy xác nhận đủ kiến thức về VSATTP của chủ doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và nguồn nước đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bạn có thể tham khảo chi tiết bộ hồ sơ xin cấp giấy ATTP tại link sau:

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

4. Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu?

Tùy vào từng nhóm thực phẩm cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP sẽ khác nhau, bao gồm: Bộ Y tế/Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Bộ Công thương.

5. Nhà hàng trong khách sạn có cần xin giấy chứng nhận VSATTP không?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, nhà hàng trong khách sạn không cần xin giấy chứng nhận VSATTP. Tuy nhiên, nhà hàng cần đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm.

6. Không có giấy chứng nhận VSATTP sẽ bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoạt động trong ngành thực phẩm thuộc các đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận VSATTP nếu không có hoặc giấy phép ATTP hết hiệu lực có thể bị phạt hành chính từ 20.000.000 – 60.000.000 đồng và bị tịch thu/buộc thay đổi mục đích sử dụng/tái chế/tiêu hủy thực phẩm vi phạm (Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể).

➤➤ Tham khảo chi tiết: Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không có hoặc có giấy ATTP hết hiệu lực

7. Luật An Tín cam kết điều gì khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép ATTP?

Luật An Tín cam kết với khách hàng sử dụng dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Thủ tục đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, bàn giao giấy phép ATTP tận nơi cho khách hàng.
  • Báo giá minh bạch, tối ưu chi phí nhằm tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý khác trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.