Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Là Gì

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Những mặt hàng nào bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt và trường hợp nào không phải chịu thuế này? Dichvuluat.vn trả lời ngay sau đây.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Tại sao không phải mọi mặt hàng trên thị trường đều chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ một số? Đối tượng nào chịu trách nhiệm nộp thuế? Và những loại hàng hóa dịch vụ nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này và cần một câu trả lời chi tiết nhất thì đừng bỏ qua bài viết này của Dichvuluat.vn nhé!

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đây là loại thuế gián thu trực tiếp đánh vào một số mặt hàng dịch vụ đặc biệt

Ảnh 1: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đây là loại thuế gián thu trực tiếp đánh vào một số mặt hàng dịch vụ đặc biệt (Nguồn: Internet)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đây là loại thuế gián thu trực tiếp đánh vào một số mặt hàng dịch vụ đặc biệt xa xỉ do doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu về Việt Nam để tiêu thụ. Thuế tiêu thụ đặc biệt hay còn có tên gọi khác là thuế xa xỉ phẩm.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc trực tiếp nhập khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế. Vì giá bán hàng hóa đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên một số mặt hàng xa xỉ không chỉ giúp tăng ngân sách nhà nước mà còn góp phần điều tiết quá trình sản xuất tiêu dùng cũng như việc nhập khẩu hàng hóa. 

Vậy là Dichvuluat.vn đã giúp bạn hiểu khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vậy những đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chỉ một số hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Luật số 106/2016/QH13 mới phải chịu thuế xa xỉ phẩm

Ảnh 2: Chỉ một số hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Luật số 106/2016/QH13 mới phải chịu thuế xa xỉ phẩm (Nguồn: Internet)

Không phải mọi hàng hóa dịch vụ đều phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ một số loại được liệt kê trong Luật số 106/2016/QH13 có hiệu lực từ 6/4/2016. Cụ thể:

  • Danh mục hàng hóa chịu thuế xa xỉ phẩm bao gồm:
  • Bia, rượu;
  • Bài lá;
  • Hàng mã, vàng mã;
  • Du thuyền, tàu bay;
  • Xì gà, thuốc lá điếu;
  • Các chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để nhai, ngửi, hít, hút, ngậm. 
  • Các loại xăng;
  • Xe mô tô 3 bánh dung tích trên 125cm3;
  • Xe mô tô 2 bánh;
  • Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90 nghìn BTU trở xuống;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, bao gồm cả xe ô tô vừa chở hàng, vừa chở người loại có từ 2 hàng ghế trở lên, thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở hàng và khoang dành cho hành khách. 
  • Danh mục dịch vụ chịu thuế xa xỉ phẩm bao gồm:
  • Kinh doanh xổ số;
  • Kinh doanh đặt cược;
  • Kinh doanh golf bao gồm việc bán vé chơi golf và làm thẻ hội viên;
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm các trò chơi chơi bằng máy slot, máy jackpot và các loại máy tương tự; 
  • Kinh doanh casino;
  • Kinh doanh dịch vụ matxa, dịch vụ karaoke;
  • Kinh doanh vũ trường;

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế xa xỉ phẩm

Ảnh 3: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế xa xỉ phẩm (Nguồn: Internet)

Bên cạnh khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt là gì thì câu hỏi những đối tượng nào cần nộp loại thuế này cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. 

Theo đó, những đối tượng chịu trách nhiệm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt chính là các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bị đánh thuế xa xỉ phẩm được liệt kê phía trên. Cụ thể:

  • Mọi doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã;
  • Mọi tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác;
  • Mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức cá nhân ngoài nước không thành lập pháp nhân mà trực tiếp tham gia kinh doanh tại Việt Nam;
  • Nhóm người kinh doanh độc lập, cá nhân, hộ gia đình;
  • Các đối tượng khác thực hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bị đánh thuế xa xỉ phẩm.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì thì theo dõi bài viết đến đây quý vị đã biết, vậy những trường hợp nào không phải chịu loại thuế “xa xỉ” này?

Những mặt hàng dịch vụ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Có nhiều loại hàng hóa không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Ảnh 4: Có nhiều loại hàng hóa không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Nguồn: Internet)

  • Hàng hóa do cơ sở gia công, sản xuất trực tiếp bán, xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu;
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta có làm thủ tục hải quan;
  • Những loại hàng hóa mượn đường qua Việt Nam hoặc quá cảnh tại Việt Nam;
  • Các loại hàng hóa tạm xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất trong thời gian chưa phải nộp thuế xuất, nhập khẩu cho cơ quan nhà nước Việt Nam theo quy định;
  • Các loại hàng hóa được nhập khẩu để bán miễn thuế cho người nước ngoài, cho cơ quan nước ngoài ở Việt Nam thuộc danh mục hàng hóa được miễn trừ ngoại giao;
  • Một số mặt hàng được nhập khẩu để bán miễn thuế tại bến cảng, sân bay, nhà ga quốc tế, cửa khẩu biên giới.
  • Hàng hóa nội địa được bán vào khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan, trừ xe ô tô dưới 24 chỗ;
  • Du thuyền, tàu bay dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và tàu bay dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Xe chở phạm nhân, xe cứu thương, xe tang lễ, ô tô chở từ 24 người trở lên có thiết kế cả chỗ đứng và chỗ ngồi, xe chở hành khách trong khu vui chơi, giải trí không tham gia giao thông;
  • Điều hòa dưới 90 nghìn BTU nhưng được lắp trên tàu, ô tô, toa xe lửa, tàu bay, thuyền.

Trên đây là toàn bộ chi tiết về khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt là gì và các thông tin pháp luật liên quan. Qúy vị nếu có thắc mắc nào và cần tư vấn về thuế xa xỉ phẩm vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web: Dichvuluat.vn.com.vn.

Trân trọng!

 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *