Trái Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì?

Trái phiếu doanh nghiệp càng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy cùng tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp là gì và những lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

 

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều kênh đầu tư có thể được kể đến như bất động sản, cổ phiếu, vàng, ngoại tệ,… Trái phiếu doanh nghiệp cũng là một khoản đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận tương đối cao. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem trái phiếu doanh nghiệp là gì và có nên đầu tư vào sản phẩm tài chính này không nhé!

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Phân biệt với trái phiếu chính phủ

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trước khi đi sâu và tìm hiểu trái phiếu doanh nghiệp là gì, chúng ta cần phải biết trái phiếu là chính là một loại chứng khoán để cho các tổ chức phát hành sản phẩm này huy động nguồn vốn vay từ các nhà đầu tư. Nhà phát hành có nghĩa vụ thực hiện những cam kết nợ khi phát hành sản phẩm tài chính này. Những cam kết bao gồm các khoản thanh toán lãi suất định kỳ và khoản tiền phải hoàn lại cho nhà đầu tư khi đến hết kỳ hạn.

Do đó, trái phiếu doanh nghiệp có thể được hiểu chính là sản phẩm tài chính do chính doanh nghiệp đó phát hành và có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Bạn chính là chủ nợ của doanh nghiệp khi bạn mua trái phiếu doanh nghiệp. Họ có nghĩa vụ thanh toán phần lãi và phần gốc cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn đã cam kết lúc phát hành trái phiếu.

Điểm khác biệt giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Có một số người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại trái phiếu này. Điểm giống nhau giữa 2 loại trái phiếu này đều là những chứng chỉ nợ. Khi bạn sở hữu chứng chỉ này, bên phát hành phải có nghĩa vụ phải thanh toán nợ khi đến kỳ hạn. 

Bạn chính là người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền và nhận được lãi suất định kỳ khi đầu tư vào các loại trái phiếu này và kỳ hạn tối thiểu của lãi suất này tối tiểu là 1 năm. Lãi suất mà bạn có thể nhận được khi đầu tư trái phiếu sẽ cao hơn khi bạn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Vậy điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì

  • Đơn vị phát hành trái phiếu chính phủ là do Nhà nước ban hành với mục đích phục vụ cho các mục đích công của Nhà nước và để cải thiện tạm thời sự thiếu hụt ngân sách. Lãi suất của trái phiếu này thường được giữ ở mức cố định và có kỳ hạn khá dài. 
  • Kỳ hạn của trái phiếu chính phủ thường là từ 5 năm đến 12 năm hoặc là kỳ hạn từ 12 năm đến 30 năm. Khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ, bạn không cần phải lo đến những rủi ro có thể xảy ra. Nguồn tiền đầu tư của chỉ bị ảnh hưởng rất ít do tỷ giá hối đoái.
  • Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để cho việc phát triển doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc để dùng vào việc giải quyết những vấn đề tài chính của doanh nghiệp. 
  • Loại trái phiếu doanh nghiệp thường phụ thuộc vào cam kết lúc phát hành loại trái phiếu mà có mức lãi suất cố định hoặc thả nổi và kỳ hạn thường sẽ từ 1 năm đến 3 năm. Rủi ro cho loại trái phiếu này chủ yếu là từ việc công ty có thể thanh toán nợ. 

Điểm khác biệt giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Điểm khác biệt giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp 

Các loại trái phiếu doanh nghiệp gồm có trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu doanh nghiệp OTC

Có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu doanh nghiệp OTC

Có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu doanh nghiệp OTC

Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết

Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp đã được đăng ký tại Trung tâm lưu lý chứng khoán VSD. Khi giao dịch trái phiếu này, bạn cần phải tuân theo những quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết trên thị trường. Những giao dịch của loại trái phiếu doanh nghiệp niêm yết sẽ được thông qua sàn giao dịch chứng khoán tập trung HSX hoặc là sàn HNX

Trái phiếu doanh nghiệp OTC

Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC. Trái phiếu này sẽ được giao dịch khi các nhà đầu tư thỏa thuận mua bán riêng với nhau. Giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp OTC sẽ không bị cách chính sách pháp lý ràng buộc. 

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Theo điều 6 của Nghị định 163 được ban hành vào năm 2018, Nhà nước đã quy định trái phiếu doanh nghiệp phải có những đặc điểm bao gồm kỳ hạn trái phiếu; khối lượng trái phiếu phát hành; mệnh giá của trái phiếu; hình thức của trái phiếu; đồng tiền dùng để phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất danh nghĩa của trái phiếu;…

Có nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp?

Khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất nhận được về sẽ cao hơn nhiều so với việc gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng

Khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất nhận được về sẽ cao hơn nhiều so với việc gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng

Ưu điểm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ thực nhận theo thời gian mà bạn đầu tư vào nó. Khi giá trái phiếu tăng, bạn có thể được nhận thêm giá lãi vốn của trái phiếu doanh nghiệp. 

Bạn sẽ có mức lãi suất cao hơn nhiều so với việc gửi lãi suất tiết kiệm. Và lãi suất bạn nhận được khi sở hữu trái phiếu doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp có thể được mua đi bán lại và được ưu tiên thanh toán trước cổ đông. Bạn có thể yên tâm vì trái phiếu này an toàn hơn cổ phiếu rất nhiều.

Những lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Tuy rằng trái phiếu doanh nghiệp có nhiều ưu điểm nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một vài điểm khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tiên là bạn cần phải lưu ý về doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bạn cần phải chú ý vào danh tiếng của công ty và ưu tiên đầu tư vào những công ty, doanh nghiệp có tình trạng tài chính vững chắc trên thị trường. 

Ngoài ra, bạn cũng cần biết những thông tin cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp mà bạn chọn như mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp, những cam kết của doanh nghiệp về trái phiếu khi hết kỳ hạn,…

Điều kiện được phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Những điều kiện để doanh nghiệp có thể được phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì? Theo quy định của chính phủ, tổ chức phát hành trái phiếu phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo những quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam. Các cơ quan về tài chính pháp luật phải phê duyệt và chấp nhận những phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới được phép phát hành trái phiếu.

Điều kiện tiếp theo chính là doanh nghiệp phải cam kết thanh toán đầy đủ những khoản nợ cho chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp phần tiền lãi và phần tiền gốc khi đến kỳ đáo hạn trong vòng 3 năm liên tiếp.

Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đầy đủ điều kiện và những quy định về pháp luật để được phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đầy đủ điều kiện và những quy định về pháp luật để được phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Một điều kiện khác để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu chính là doanh nghiệp phải tuân theo những quy định của pháp luật chuyên ngành. Họ phải đáp ứng đủ những tỷ lệ an toàn như là tỷ lệ trong tài chính, tỷ lệ trong hoạt động doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần phải có bản báo cáo tài chính  những năm liền kề của năm phát hành trái phiếu và phải được xác minh đúng và đầy đủ với các tổ chức kiểm toán 

Hy vong bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trái phiếu doanh nghiệp là gì. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và lưu ý về trái phiếu doanh nghiệp và sẽ có những bước đầu tư đúng đắn khi tham gia đầu tư vào sản phẩm chứng khoán này nhé!

 

 

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *