Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nước ta hiện bao gồm các loại hình doanh nghiệp công ty sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Sau đây, Luật An Tín sẽ nêu ra những ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về từng loại hình và đưa ra được quyết định thành lập phù hợp.
Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm 2 loại là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đây hiện là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến, được ưa chuộng nhất ở Việt Nam.
1. Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ. Cá nhân hoặc tổ chức này phải chịu trách nhiệm hữu hạn (trong phạm vi số vốn điều lệ) về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tóm lại, công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng, lựa chọn thành lập phổ biến ở nước ta hiện nay, thích hợp với với mọi quy mô hoạt động, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Loại hình công ty TNHH 1 thành viên sẽ phù hợp nếu cá nhân có đủ năng lực tài chính để thành lập công ty riêng hoặc tổ chức muốn thành lập 1 công ty con. Mặt khác, nếu bạn muốn hùn vốn với tổ chức hoặc cá nhân để kinh doanh thì thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ là là lựa chọn thích hợp.
➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty TNHH tại Luật An Tín – Tổng 1.200.000 đồng.
Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và gọi là cổ phần.
- Cổ đông của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ một số trường hợp đặc biệt).
- Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
- Đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Công ty cổ phần sở hữu nhiều lợi thế mà không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có được. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, những yêu cầu cao về cách thức tổ chức cũng như quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh những ngành nghề cần huy động số vốn lớn thì công ty cổ phần chính là một lựa chọn phù hợp.
➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần – Tổng 1.200.000 đồng.
Ưu nhược điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà trong đó có ít nhất 2 thành viên cùng là chủ sở hữu công ty, cùng quản lý, phát triển các hoạt động kinh doanh dưới chung một tên – được gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh thì có thể có thêm thành viên góp vốn.
Trong đó:
- Thành viên góp vốn: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn (trong phạm vi vốn góp) đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty.
- Thành viên hợp danh: Phải là cá nhân. Đối với các nghĩa vụ tài sản khác của công ty, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Dưới đây là những ưu nhược điểm của công ty hợp danh:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Qua những phân tích ưu nhược điểm trên có thể thấy, công ty hợp danh tuy có thể tạo được cho đối tác và khách hàng sự tin tưởng cao, nhưng vì vấn đề rủi ro cho thành viên hợp danh nên ít phổ biến hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn.
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được biết đến là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nhìn chung, với quy mô hoạt động nhỏ, dễ quản lý, tuy nhiên, so với ưu điểm thì DNTN lại có nhiều rủi ro hơn cho chủ doanh nghiệp nên ít được lựa chọn khi đăng ký kinh doanh.
Qua bài viết trên, về cơ bản, Luật An Tín đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan cần giải đáp hoặc quan tâm đến dịch vụ thành lập công ty tại Luật An Tín, vui lòng liên hệ theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về các loại hình doanh nghiệp, công ty
1. Nước ta hiện có mấy loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nước ta hiện có 5 loại hình công ty, doanh nghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
2. Ưu điểm của công ty cổ phần là gì?
Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Có tư cách pháp nhân.
- Cổ đông chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Khả năng huy động vốn cao, linh hoạt bởi không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn, cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán.
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần khá đơn giản. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thông qua việc mua – bán cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty.
3. Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên là gì?
Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên:
- Có tư cách pháp nhân.
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty.
- Chủ sở hữu công ty chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tài sản cá nhân hoàn toàn tách biệt với tài sản công ty nên mức độ rủi ro của chủ sở hữu khá thấp.
4. Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?
Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Có tư cách pháp nhân.
- Dễ dàng huy động vốn góp
- Trong những trường hợp nhất định, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
- Một thành viên thuộc công ty có thể tiến hành chuyển nhượng hoặc chào bán phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng hoặc chào bán trước cho những thành viên trong công ty. Điều này giúp nhà quản lý hạn chế người lạ gia nhập vào công ty, dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên.
5. Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp?
Theo kinh nghiệm của Luật An Tín, khởi nghiệp là giai đoạn công ty bị hạn chế về nguồn lực tài chính, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm, bạn nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên để dễ quản lý. Về sau, khi công ty đã phát triển lớn mạnh hơn, cần huy động vốn cao hơn để mở rộng ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, bạn có thể chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Bài viết liên quan