4 LOẠI THUẾ doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế và có nghĩa vụ đóng thuế với cơ quan nhà nước. Ở bài viết này, Luật An Tín hướng dẫn chi tiết cách tính 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi mới thành lập công ty là: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, có ví dụ cho bạn tham khảo.

4 loại thuế chính sau khi thành lập công ty phải nộp

1. Thuế (lệ phí) môn bài

Lệ phí môn bài là loại thuế doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang hoạt động kinh doanh bắt buộc phải đóng theo định kỳ hàng năm.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập sẽ cần nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Mức lệ phí được tính căn cứ theo số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: 

Bậc thuế Mức vốn điều lệ/vốn đầu tư của doanh nghiệp Mức đóng
1 ≥ 10 tỷ 3 triệu đồng/năm
2 < 10 tỷ 2 triệu đồng/năm
3 Chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh 1 triệu đồng/năm

Ví dụ: Công ty TNHH MTV HTM thành lập vào 10/03/2023 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Công ty HTM phải nộp lệ phí môn bài là 2 triệu đồng và chậm nhất là ngày 30/01/2024, nếu bị trễ hạn công ty phải nộp phạt.

3 trường hợp công ty, doanh nghiệp được miễn nộp thuế môn bài:

  • Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (tính từ ngày 01/01 – 31/12 năm thành lập doanh nghiệp).
  • Trong thời hạn còn được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì các đơn vị phụ thuộc này cũng không phải đóng lệ phí môn bài cho đến hết ngày 31/12 của năm thành lập.
  • Nếu hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng 03 năm đầu kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh lần đầu.

Ví dụ: Công ty ABC thành lập vào ngày 01/03/2023 tại TP. HCM, theo quy định doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài đến hết ngày 31/12/2023. Ngày 20/05/2023, công ty này mở chi nhánh tại Hà Nội, do đang trong thời gian miễn phí môn bài nên chi nhánh không phải nộp thuế môn bài cho đến hết ngày 31/12/2023.

Tham khảo: Dịch vụ kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng được viết tắt là VAT (Value Added Tax) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa/dịch vụ phát sinh từ sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, thuế giá trị gia tăng chính là chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra. 

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người trực tiếp chi trả thuế VAT đó chính là người mua nhưng đối tượng trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đó là đơn vị sản xuất, cung cấp. Do đó, chúng ta có thể hiểu VAT là một loại thuế gián thu.

Doanh nghiệp có thể kê khai và tính thuế VAT bằng 2 phương pháp là: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

2.1. Tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn, bởi chúng ta sẽ khấu trừ phần VAT đầu vào. Tuy nhiên, hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp có đầy đủ chế độ kế toán cũng như hóa đơn, chứng từ. 

Cách tính:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra = Giá của hàng hóa/dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa/dịch vụ đó.
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa/dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty A mua 1 máy tính bàn có giá 15.000.000 đồng, tiền thuế GTGT là 1.500.000 đồng. Sau đó, công ty A bán chiếc máy tính bàn này cho công ty B với giá bán là 25.000.000 đồng, tiền thuế GTGT là 2.500.000 đồng. Như vậy:

  • Thuế GTGT đầu ra là 2.500.000 đồng.
  • Thuế GTGT đầu vào là 1.500.000 đồng.
  • Số tiền thuế GTGT công ty A phải nộp đó là: 2.500.000 – 1.500.000 = 1.000.000 đồng.

2.2. Tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp

Doanh nghiệp có thể lựa chọn kê khai thuế GTGT theo 02 phương pháp trực tiếp đó là trực tiếp trên doanh thu hoặc trực tiếp trên GTGT.

Trường hợp 1: Tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Đối với phương pháp này sẽ áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Cách tính:

Thuế GTGT = Doanh thu* x Tỷ lệ %

Trong đó:

  • Doanh thu* là tổng số tiền bán hàng hóa/dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán đối với hàng hóa/dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ phí khác mà doanh nghiệp phải chịu.
  • Tỷ lệ để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng ngành nghề. Cụ thể:
STT Ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT
1 Chuyên cung cấp, phân phối hàng hóa 1%
2 Dịch vụ xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu 5%
3 Sản xuất, dịch vụ, vận chuyển đi với hàng hóa, xây dựng có bao gồm nguyên vật liệu 3%
4 Hoạt động kinh doanh khác 2%

Ví dụ: Công ty Hoàng Nam sản xuất bán 100 chiếc nệm cho công ty Thắng Lợi với giá 5.000.000 đồng/cái. Tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động sản xuất này là 3%.

  • Số thuế GTGT công ty Hoàng Nam phải nộp là: (5.000.000 x 100) x 3% = 15.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Đối với cách tính này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp buôn bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Cách tính:

Thuế GTGT = Giá trị tăng thêm x Thuế suất

Trong đó:

  • GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ đi giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
  • Giá trị thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ phí thêm mà bên bán được hưởng.

Ví dụ:

  • Công ty C mua vào một bộ trang sức bằng vàng với giá là 54.000.000 đồng.
  • Sau đó, công ty C bán bộ trang sức vàng đó cho công ty D với giá 58.000.000 đồng.
  • Giá trị tăng thêm là 4.000.000 đồng.
  • Số thuế GTGT công ty C phải nộp đó là: 4.000.000 x 10% = 400.000 đồng.

2.3. Thời hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế GTGT

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT là cùng một ngày. Cụ thể:

  • Kê thai thuế GTGT theo tháng, chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
  • Kê khai thuế GTGT theo quý, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý sau.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế được thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ những khoản chi phí hợp lý. Chỉ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh có lãi.

  • Đối tượng phải nộp thuế TNDN đó là: tất cả doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập đều phải nộp.
  • Doanh nghiệp phải làm tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm hàng năm.

Cách tính:

Số thuế TNDN = Thu nhập tính thuế TNDN (A) x Thuế suất (B)

Trong đó:

  • A = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết quyển theo quy định.
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
  • Mức thuế suất tính (B) được quy định cụ thể như sau:
STT Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề Mức thuế suất
1 ≥ 20 tỷ 22%
2 < 20 tỷ 20%
3 Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam. 32 – 50%

Ví dụ: Trong năm 2021, tổng doanh thu của công ty TNHH Luật An Tín là 2.000.000.000 đồng. Trong đó bao gồm:

  • Giá hàng hóa đầu vào là 800.000.000 đồng.
  • Các chi phí quản lý, quảng cáo, bán hàng là 250.000.000 đồng.
  • Luật An Tín có được lợi nhuận là: 950.000.000 đồng (dưới 20 tỷ).
  • Số tiền thuế TNDN mà Luật An Tín phải nộp là: 950.000.000 x 20% = 190.000.000 đồng.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế thu trực tiếp trên thu nhập của người nộp thuế và được doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Khi tính thuế thu nhập cá nhân phải trừ đi các khoản được giảm trừ gia cảnh và thu nhập miễn thuế. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý, quyết toán theo năm.

Cách tính:

Số thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN (C) x Thuế suất (D)

Trong đó:

  • C = Thu nhập chịu thuế (C*) – Các khoản được giảm trừ.
  • C* = Tổng thu nhập được công ty chi trả – Các khoản được miễn thuế.
  • Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ do gia cảnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
  • Các khoản được miễn thuế bao gồm: tiền trợ ăn trưa, ăn giữa ca, văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, trợ cấp làm thêm giờ,…

Ví dụ: Anh Nam là nhân viên kinh doanh của công ty X, trong đó:

  • Lương cơ bản là 11.000.000 đồng.
  • Tiền thưởng/hoa hồng là 5.000.000 đồng.
  • Tiền đóng BHXH từ lương cơ bản là: 11.000.000 x 10,5% = 1.155.000 đồng.
  • Khoản giảm trừ gia cảnh đối với bản thân là 3.000.000 đồng.
  • Tổng thu nhập chịu thuế là: 11.000.000 + 5.000.000 – 1.155.000 – 3.000.000 = 11.845.000 đồng.
  • Số tiền thuế TNCN anh A phải đóng là: 11.845.000 x 5% = 592.250 đồng.

Tham khảo: Dịch vụ Kế Toán (Báo cáo thuế) TRỌN GÓI tại Hà Nội, TP.HCM

Các loại thuế khác mà doanh nghiệp cần phải đóng

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khác sau khi thành lập công ty
Các loại thuế khác doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty

Ngoài 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp chính ở trên bắt buộc phải đóng sau khi thành lập công ty thì tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất – kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm một số loại thuế sau:

  • Thuế xuất nhập khẩu: là loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Thuế tài nguyên: là loại thuế áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do cách doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ.
  • Thuế sử dụng đất: là loại thuế gián thu mà doanh nghiệp có tài sản là đất đai, nhà ở, đất công trình xây dựng thì phải có nghĩa vụ đóng thuế theo Luật Đất Đai.
  • Thuế bảo vệ môi trường: là loại thuế gián thu áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các sản phẩm, hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường.
  • Thuế vãng lai ngoài tỉnh: là một khoản thuế GTGT phải trích nộp cho cơ quan thuế khi doanh nghiệp kinh doanh bán hàng, thi công xây dựng, lắp đặt, chuyển nhượng bất đất đai, nhà cửa ở tỉnh khác.
  • Thuế nhà thầu: là loại thuế mà nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có nghĩa vụ phải đóng khi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Như vậy Luật An Tín đã cung cấp những thông tin cụ thể về các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp sau khi thành lập công ty. Luật An Tín biết các vấn đề về thuế cũng như kế toán thuế không hề đơn giản đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập, start-up, vậy nên nếu có thắc mắc liên quan đến các loại thuế doanh nghiệp thì hãy liên hệ theo hotline 090.119.4567 (TP. HCM) hoặc 0977.119.222 (Hà Nội) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Một số câu hỏi thường gặp về các loại thuế khi thành lập công ty phải nộp

1. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp chính khi thành lập công ty là gì?

Có 4 loại thuế chính sau khi thành lập doanh nghiệp phải nộp đó là: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.

2. Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập là gì?

Ngoài 4 loại thuế chính là lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN thì các loại thuế khác doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập đó là: thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế đặc biệt, thuế sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường, thuế vãng lai ngoại tỉnh, thuế nhà thầu,…

3. Doanh nghiệp mới thành lập có nộp lệ phí môn bài không?

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn phí thuế môn bài cho đến hết ngày 31/12 năm thành lập. Hộ kinh doanh chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ được miễn phí thuế môn bài trong vòng 3 năm đầu thành lập kể từ ngày cấp GPKD lần đầu.

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như thế nào?

Cách tính thuế TNDN: Số thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết quyển theo quy định.
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

5. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Cách tính thuế TNCN: Số thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản được giảm trừ.
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập được công ty chi trả – Các khoản được miễn thuế.
  • Các khoản giảm trừ bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
  • Các khoản được miễn thuế bao gồm: Tiền hỗ trợ ăn trưa, ăn giữa ca, văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, trợ cấp làm thêm giờ,…

6. Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là như thế nào?

Cách tính: Số thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra –  Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra =  Giá hàng hóa/dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất GTGT của hàng hóa/dịch vụ đó.
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa/dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp.
5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *