Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Sau khi thành lập thì hộ kinh doanh cá thể cần nộp các loại thuế nào? Cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể ra sao? Trong những trường hợp nào thì hộ kinh doanh sẽ được miễn thuế? Tất cả sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết này!

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chủ yếu sau:

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào ngành nghề, loại hàng hóa kinh doanh mà hộ cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể

Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế hộ kinh doanh phải nộp được tính theo 1 trong 3 cách/phương pháp như sau:

1. Phương pháp kê khai

  • Khai thuế và tính thuế dựa vào tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo tháng hoặc quý.
  • Áp dụng đối với các hộ kinh doanh có từ 10 lao động trở lên; có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ trở lên (lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng) hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên (đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ) hoặc đối với HKD lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

2. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh

  • Khai thuế, tính thuế dựa vào tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.
  • Áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.

3. Phương pháp khoán

  • Phương pháp này, cơ quan thuế sẽ căn cứ dựa vào thông tin kê khai/doanh thu thực tế của hộ kinh doanh để áp dụng mức thuế khoán cố định phải nộp hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể.
  • Áp dụng cho hộ cá thể/cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đồng thời không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Cách tính lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể

1. 4 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

➤ Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập đối hộ kinh doanh lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh.

➤ Miễn lệ phí môn bài trong quá trình hoạt động, nếu cá nhân/hộ kinh doanh có những đặc điểm sau:

  • Doanh thu bình quân hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

➤➤ Tham khảo chi tiết: 12 trường hợp, đối tượng được miễn thuế (lệ phí) môn bài 2023

2. Mức nộp lệ phí môn bài của HKD 

Thuế môn bài của hộ kinh doanh sẽ được tính dựa vào doanh thu bình quân hàng năm (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP).

Doanh thu bình quân HKD Mức lệ phí môn bài phải nộp
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Đối với hộ kinh doanh đã giải thể, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại thì:

  • Hoạt động lại trong 6 tháng đầu năm nộp 100% mức lệ phí môn bài cả năm.
  • Hoạt động lại trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy định mức (bậc) thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài 2023

3. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài đối với HKD

Đối với những hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập, thì thời thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài sẽ được tính từ tháng 01 năm sau năm thành lập.

Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính thuế như Luật An Tín đã chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, nên lựa chọn phương pháp khoán vì hộ kinh doanh sẽ không cần phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ.

1. Nguyên tắc tính thuế GTGT và thuế TNCN 

Thông tư 40/2021/TT-BTC có hướng dẫn cụ thể về cách hộ kinh doanh tính thuế GTGT và thuế TNCN như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Trường hợp hộ cá thể kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống được dùng để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Nói một cách dễ hiểu hơn:

  • Nếu HKD kinh doanh đủ 12 tháng (năm dương lịch) có doanh thu dưới 100 triệu thì không cần phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Nếu HKD kinh doanh không đủ 12 tháng, ví dụ như chỉ kinh doanh 07 tháng có tổng doanh thu thực tế là 70 triệu ➤ trung bình doanh thu 1 tháng 10 triệu, thì doanh thu tương ứng của 12 tháng là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, HKD này sẽ cần phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN, với doanh thu thực tế phát sinh sẽ là 70 triệu đồng.

2. Cách tính số tiền thuế HKD phải nộp

➤ Công thức tính thuế như sau

Số tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN

➤ Lưu ý về doanh thu tính thuế

  • Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • HKD sẽ tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế.
  • Nếu HKD không xác định được doanh thu tính thuế hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu tính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

➤ Lưu ý về tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN

  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu khoán sẽ được áp dụng tùy thuộc vào từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC)
  • Nếu hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cần kê khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Ngành nghề Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0,5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%

Trên đây là thông tin cụ thể về các loại thuế và cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ cho Luật An Tín theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.