Vốn điều lệ là gì? Cần chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty?

Cùng Luật An Tín tìm hiểu thông tin chi tiết về: Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ dùng để làm gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không? Doanh nghiệp nên để vốn điều lệ cao hay thấp? Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý?…

Vốn điều lệ của công ty là gì? 

1. Khái niệm vốn điều lệ công ty

Hiểu một cách đơn giản, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của chủ sở hữu hay các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ chính là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp có thể là:

  • Tiền: Bao gồm tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Quyền sử dụng đất.
  • Quyền sở hữu trí tuệ.
  • Bí quyết kỹ thuật, công nghệ.
  • Các loại tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam.

Thời hạn góp vốn điều lệ: Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp đủ số vốn và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy định về vốn điều lệ – Mới nhất.

2. Phân biệt 2 khái niệm: Vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp cần đáp ứng khi đăng ký thành lập đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn pháp định sẽ khác nhau.

Như vậy, có thể thấy điểm giống và khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định:

Nội dung Vốn điều lệ Vốn pháp định
Giống nhau Là số vốn do chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.
Khác nhau Không có quy định cụ thể về mức tối thiểu hoặc tối đa. Pháp luật quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vốn pháp định thấp hơn hoặc bằng vốn điều lệ.

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có bất cứ điều khoản nào quy định về việc yêu cầu các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và vốn ký quỹ. 

Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư… cũng không có nghĩa vụ kiểm tra về tiến độ góp vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo góp đủ vốn như đã cam kết đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm 100% trên số vốn điều lệ đã đăng ký khi có những vấn đề và rủi ro phát sinh trong suốt quá trình hoạt động như giải thể, phá sản…

Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị nghiêm cấm hành vi kê khai khống vốn điều lệ và không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký khi thành lập. Nếu doanh nghiệp cố ý vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp

Vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể:

  • Vốn điều lệ là cơ sở để: Xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty cổ phần. Từ đó, xác định và phân chia quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông.
  • Là một trong những cơ sở để xác định doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề có điều kiện hay không. 
  • Thể hiện sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với đối tác và khách hàng. Vì vậy, vốn điều lệ cũng là cơ sở để khẳng định mức độ uy tín của doanh nghiệp: Vốn điều lệ càng cao, mức độ uy tín của doanh nghiệp càng cao. 

Vốn điều lệ là gì? Cần chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty?

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý?

Nhiều bạn thắc mắc: Khi đăng ký thành lập, nên để vốn điều lệ cao hay thấp hay đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật An Tín phân tích một số điểm sau:

  • Trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định về mức vốn pháp định, vốn ký quỹ khi thành lập thì vốn điều lệ không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp sẽ chỉ quyết định về mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp hằng năm, cụ thể:
    • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm.
    • Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng: Nộp thuế môn bài 2.000.000 đồng/năm.
    • Đối với địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác: Nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.
  • Từ vai trò của vốn điều lệ mà Luật An Tín đã chia sẻ: Vốn điều lệ là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản, bằng vật chất của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác, vì thế sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của doanh nghiệp:
    • Nếu đăng ký vốn điều lệ thấp hoặc quá thấp: Mức độ uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, khó tạo niềm tin với khách hàng. Hơn nữa, trong trường hợp doanh nghiệp cần vay vốn ngân hàng, thì vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm khả năng giao dịch thành công vì ngân hàng không tin tưởng doanh nghiệp có khả năng chi trả vượt ngoài vốn điều lệ.
    • Nếu đăng ký vốn điều lệ cao hoặc quá cao: Mức độ uy tín của doanh nghiệp cao, dễ dàng tạo sự tin cậy cho khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, cam kết trách nhiệm bằng tài sản cao đồng nghĩa với rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng sẽ cao hơn.
  • Khi cần điều chỉnh vốn điều lệ công ty, bạn cần lưu ý: Thủ tục tăng vốn điều lệ thì đơn giản nhưng thủ tục giảm vốn điều lệ lại phức tạp và khó hơn nhiều. 

Qua những phân tích trên, hẳn bạn đã có cái nhìn tổng thể để trả lời cho câu hỏi “đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý?” rồi. 

Riêng Luật An Tín khuyên bạn: Tùy vào quy mô kinh doanh, định hướng phát triển cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp mà khi đăng ký thành lập bạn nên để mức vốn điều lệ vừa phải, phù hợp với khả năng của mình. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã ổn định hơn và trên đà phát triển, bạn có thể làm thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty để nâng cao mức độ uy tín đối với khách hàng, đối tác.

Trên đây, Luật An Tín đã chia sẻ thông tin chi tiết về vốn điều lệ và trả lời câu hỏi có cần chứng minh vốn điều lệ hay không, nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý.

Ngoài ra, Luật An Tín nhận tư vấn chi tiết về: 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thêm, hoặc quan tâm đến dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ có thể liên hệ Luật An Tín qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để nhận được sự hỗ trợ chi tiết nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến vốn điều lệ công ty

1. Vốn điều lệ công ty là gì?

Vốn điều lệ công ty là tổng giá trị tài sản của chủ sở hữu, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty; và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Vốn điều lệ công ty là gì?

2. Mở công ty có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?

Trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định về mức vốn tối thiểu cần đáp ứng, doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sẽ không cần chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Cần chứng minh vốn điều lệ không? 

3. Vốn điều lệ dùng để làm gì?

Vốn điều lệ được dùng để làm cơ sở:

  • Xác định tỷ lệ vốn góp, sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó, phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông trong công ty.
  • Xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định hay không.
  • Là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Vai trò của vốn điều lệ

4. Doanh nghiệp nên để vốn điều lệ cao hay thấp? bao nhiêu là hợp lý?

Tùy vào quy mô kinh doanh, định hướng phát triển cũng như khả năng tài chính mà doanh nghiệp nên lựa chọn để vốn điều lệ vừa phải, phù hợp với khả năng của mình. Không nên để quá thấp sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ uy tín nhưng cũng không nên quá cao để tránh những rủi ro phát sinh.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý?

5. Thời hạn góp vốn điều lệ là khi nào?

Thời hạn góp vốn điều lệ là trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp đăng ký thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

6. Vốn điều lệ khác với vốn pháp định ở điểm nào?

Điểm khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là:

  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần phải có khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện, được pháp luật quy định cụ thể. Còn vốn điều lệ không có quy định cụ thể là bao nhiêu.
  • Vốn pháp định thường thấp hơn hoặc bằng vốn điều lệ.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

7. Luật An Tín có tư vấn về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty không?

Luật An Tín hỗ trợ tư vấn chi tiết về các trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

➤➤ Tham khảo chi tiết:

8. Khi cần tăng vốn điều lệ của công ty thì liên hệ Luật An Tín như thế nào?

Nếu bạn cần tăng vốn điều lệ của công ty, có thể liên hệ Luật An Tín qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Dich vụ thay đổi tăng vốn điều lệ công ty.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *