Cách đặt tên công ty, đặt tên doanh nghiệp hay & đúng luật

Bài viết này, Luật An Tín hướng dẫn chi tiết cách đặt tên công ty, cách đặt tên doanh nghiệp vừa hay, ý nghĩa, hợp phong thuỷ mà vẫn đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Và cách tra cứu tên công ty trước khi làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Có kèm theo ví dụ minh hoạ chi tiết.

Cách đặt tên công ty đúng quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty, bạn cần đặt tên công ty gồm 2 thành tố là:

  • Loại hình doanh nghiệp.
  • Tên riêng.

Trong đó:

➤ Loại hình doanh nghiệp có thể là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

➤ Về tên riêng của công ty cần đáp ứng các điều kiện:

  • Tên riêng của công ty có thể đặt theo sở thích, miễn không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty hiện có.
  • Được viết bằng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được.
  • Nếu tên riêng được viết bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Lưu ý cần giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có thể đặt tên viết tắt cho công ty của mình từ tên tiếng Việt hoặc tên nước ngoài.

Cách đặt tên công ty tên doanh nghiệp hay ý nghĩa & đúng luật

Gợi ý cách đặt tên công ty, đặt tên doanh nghiệp hay

1. Đặt tên công ty theo tên chủ doanh nghiệp hoặc người thân

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng họ tên của chủ doanh nghiệp, hoặc tên của người thân (vợ, chồng, con…) để đặt cho tên công ty của mình. Thậm chí có thể sử dụng tên của các anh hùng liệt sĩ hoặc người bạn hâm mộ để đặt tên cho công ty. Ví dụ:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được đặt theo tên của con trai bầu Đức.
  • Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo được đặt theo tên của vị anh hùng Trần Hưng Đạo.

Không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài cũng áp dụng cách đặt tên công ty này. Ví dụ như:

  • Ở Mỹ, The Trump Organization LLC là công ty của tổng thống Mỹ Donald Trump.
  • Ở Nhật, Công ty chế tạo thiết bị điện tử Nhật Bản Casio được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao.

2. Đặt tên công ty theo chữ cái hoặc số

Bạn cũng có thể ghép các chữ số hoặc cụm chữ cái để đặt tên cho công ty của mình. Ví dụ như:

  • Đặt tên công ty theo chữ số, ví dụ: Công ty TNHH 789 có nghĩa là “phát – trường – cửu”, tượng trưng cho sự phát triển bền vững.
  • Đặt tên công ty theo cụm chữ cái, ví dụ: Công Ty TNHH MTV Bánh Kẹo á Châu có tên viết tắt là ABC.

3. Đặt tên công ty dựa vào ngành nghề kinh doanh

Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh là cách đặt tên khá phổ biến hiện nay. Cách đặt tên doanh nghiệp này vừa đơn giản vừa giúp cho khách hàng, đối tác dễ nhớ, dễ nhận biết. Ngoài ra, cách đặt tên này còn giúp hạn chế khả năng bị trùng lặp. Ví dụ:

  • Khi kinh doanh thủy hải sản, bạn có thể đặt tên là: Công ty cổ phần thủy sản Hưng Thịnh.
  • Kinh doanh, buôn bán giấy, bạn có thể đặt tên là: Công ty TNHH TM DV Giấy Thuận Phát.

4. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt

Đối với những công ty có tên riêng dài thường sẽ đăng ký thêm tên viết tắt.

Tên viết tắt có thể là cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Sử dụng tên viết tắt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin, quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Ví dụ:

  • Vinamilk là tên viết tắt của Công ty cổ phần sữa Việt Nam.
  • VNPT là viết tắt tiếng anh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Vietnam Posts and Telecommunications Group.
  • ACB là tên viết tắt của ngân hàng Á Châu

5. Đặt tên công ty theo địa danh nổi tiếng

Cách đặt tên công ty theo địa danh nổi tiếng sẽ đặc biệt phù hợp và có lợi đối với những doanh nghiệp có phân khúc tiếp cận thị trường địa phương.

Gợi ý một số cách đặt tên dựa vào địa danh nổi tiếng như:

  • Sữa tươi Mộc Châu.
  • Trà xanh Cầu Đất Dalat Farm.
  • Nước mắm Phú Quốc.
  • Yến sào Khánh Hòa…

6. Đặt tên công ty theo phong thủy

Đặt tên công ty, tên doanh nghiệp theo phong thủy, hợp mệnh với chủ doanh nghiệp là một cách để cầu mong công việc được thuận lợi, gặp nhiều may mắn hơn.

Ví dụ như:

  • Mong muốn may mắn thường sẽ đặt tên là: Lộc Phát, Thành Đạt, Hưng Phát.
  • Đặt tên công ty phù hợp với mệnh thổ: An Khang, An Cường, An Phát…, mệnh thuỷ: Hưng Phát, Hưng Vượng, Đại Ngân…, mệnh hoả: Thắng Lợi, Thịnh Phát, Toàn Thắng…

7. Đặt tên công ty theo nguồn cảm hứng

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên công ty dựa vào một biểu tượng có ý liên tưởng, truyền cảm hứng đến bạn như là: các loài hoa, danh lam thắng cảnh, con vật, vị thần, vì sao… Đặc biệt nếu liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty thì càng thêm phần phù hợp.

Chẳng hạn như:

  • Công ty TNHH TMDV Hoa Sen lấy cảm hứng từ hoa sen.
  • Công ty TNHH Du Lịch Hạ Long Tourist lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long.
  • Công ty TNHH thời trang Venus lấy cảm hứng từ thần Vệ Nữ một vị thần trong thần thoại La Mã.

3 điều cần tránh khi đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn

Tên riêng, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty tuyệt đối không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc. Một vài ví dụ điển hình trong việc đặt tên bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó:

  • Tên công ty dự định đăng ký có cách đọc giống tên của công ty đã đăng ký trước đó. Ví dụ: Công ty TNHH MI MI.công ty TNHH My My.
  • Công ty cổ phần Hoa Linh và công ty TNHH Hoa Linh, mặc dù khác phần loại hình doanh nghiệp, nhưng phần tên riêng bị trùng.
  • Công ty cổ phần Trung Nguyên đặt tên tiếng nước ngoài cho công ty là “Trung Nguyen Joint Stock Company”, đồng nghĩa các công ty đăng ký sau không được sử dụng tên nước ngoài tương tự như công ty Trung Nguyên.
  • Công ty Tân Tiến đã đăng ký tên viết tắt là TT. Công ty Tân Tạo dự kiến đăng ký tên viết tắt cũng là TT. Trong trường hợp này, công ty Tân Tạo không được phép đăng ký tên viết tắt là TT. Công ty có thể không đặt tên viết tắt hoặc đổi tên tiếng Việt để tránh nhầm lẫn.
  • Tên riêng của công ty dự định đăng ký chỉ khác với tên công ty đã đăng ký trước đó 1 số tự nhiên, 1 số thứ tự, 1 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W hoặc các ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
  • Công ty dự định đặt tên riêng chỉ khác với tên riêng của các doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bằng 1 từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” ngay trước hoặc ngay sau tên riêng. Ví dụ: Hai tên công ty có thể gây nhầm lẫn là: Công ty TNHH Thịnh Phát và Công ty TNHH Tân Thịnh Phát.
  • Doanh nghiệp cùng loại cũng không được dự định đặt tên công ty của mình chỉ khác cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” so với công ty đã đăng ký thành lập để tránh gây nhầm lẫn.

2. Sử dụng tên cơ quan, tổ chức chính trị, nhà nước…

Doanh nghiệp không được phép đặt 1 phần tên riêng hoặc toàn bộ phần tên của công ty trùng với tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của các cơ quan trên).

3. Dùng từ ngữ, ký tự không phù hợp

Khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp lưu ý không sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của công ty và vừa không được pháp luật cho phép.

Cách tra cứu tên công ty, tên doanh nghiệp 

Để thủ tục thành lập công ty được suôn sẻ không bị trả hồ sơ về vì lý do đặt tên công ty bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký, doanh nghiệp nên tra cứu tên trước khi làm hồ sơ thành lập.

Có 2 cách tra cứu tên công ty như sau:

  • Cách 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau đó nhập tên công ty dự kiến vào ô tìm kiếm và kiểm tra.
  • Cách 2: Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói hoặc liên hệ theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được Luật An Tín tư vấn chi tiết về cách đặt tên công ty hay, đúng luật hợp phong thuỷ.

➤ Tham khảo chi tiết: Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ về quy định đặt tên công ty của Luật An Tín sẽ giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được tên ứng ý vừa hay vừa đúng luật. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm về dịch vụ thành lập công ty hãy liên hệ ngay với Luật An Tín theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn nhanh nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về cách đặt tên công ty

1. Cách đặt tên công ty hay?

Doanh nghiệp có thể sử dụng 7 cách đặt tên công ty hay mà Luật An Tín đã chia sẻ ở trên như là đặt tên công ty theo tên chủ doanh nghiệp hoặc người thân, đặt theo chữ cái chữ số có ý nghĩa với mình, đặt tên theo địa danh, theo ngành nghề kinh doanh…

2. Cách đặt tên công ty như thế nào là đúng?

Tên công ty cần được đặt bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó, tên cần đáp ứng:

  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội…
  • Không sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Có được sử dụng tên viết tắt trùng với tên viết tắt của các công ty khác không?

Không. Doanh nghiệp có thể đăng ký tên viết tắt cho công ty, tuy nhiên không được trùng với tên viết tắt của các công ty đã đăng ký trước đó tránh gây nhầm lẫn.

4. Cách tra cứu tên công ty?

Doanh nghiệp có thể tra cứu tên công ty trước khi đăng ký bằng cách tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc liên hệ với Luật An Tín theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được Luật An Tín tư vấn chi tiết về cách đặt tên công ty hay, đúng luật hợp phong thuỷ.

6. Có được đặt tên công ty bằng tiếng Anh không?

Được. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý nếu tên riêng được viết bằng tiếng nước Anh thì cần dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước Anh và giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.

5/5 - (2 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *