Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các chính sách ưu đãi thuế sẽ được Luật An Tín chia sẻ tại bài viết này.

Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động đầu tư quốc tế phát triển nhanh chóng. Các hoạt động này mang lại lợi ích đối với quốc gia được đầu tư và quốc gia đầu tư. Nhắc đến đầu tư quốc tế là nhắc đến doanh nghiệp FDI. Nghe có vẻ vĩ mô, tuy nhiên, các thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tương đối dễ thực hiện nếu bạn đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp FDI (viết tắt của Foreign Direct Investment) được hiểu là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI do các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập tại một quốc gia khác không nằm trong phạm vi lãnh thổ và quyền quản lý hoạt động của nước có nhà đầu tư.

Một số doanh nghiệp FDI quen thuộc, thu hút nhiều lao động bình dân đến lao động cao cấp tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH nước giải khát Coca cola Việt Nam, Công ty TNHH HanSung HaRam Việt Nam… Những doanh nghiệp FDI này đều có nhiều nhà máy, chi nhánh trên nhiều tỉnh, thành toàn quốc, cung cấp việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt Nam và có đóng góp vào sự thay đổi nền kinh tế quốc gia theo hướng tích cực.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

➨ Được thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

  • Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI phải có tối thiểu một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra thành lập và góp vốn.

➨ Không kinh doanh những ngành, nghề bị pháp luật cấm

  • Danh sách những ngành, nghề bị cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Điều kiện này không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp FDI mà còn áp dụng với tất cả các hình thức đầu tư doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

➨ Có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Các nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có dự án. Từ đó tiến hành các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trước khi thành lập doanh nghiệp. Như vậy muốn thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ phải có dự án tại Việt Nam, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp.
  • Thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1,2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020. Trong đó có Ban Quản lý khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là hai đơn vị trực tiếp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuỳ thuộc vào nội dung dự án mà nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ.

➨ Tiến hành thành lập doanh nghiệp FDI

  • Khi thực hiện đầy đủ ba bước trên đây, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở chính. Quy trình diễn ra khá nhanh gọn và thuận lợi nếu khách hàng chuẩn bị đúng và đủ những tài liệu được yêu cầu. Trong đó, điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI quan trọng nhất đó chính là có vốn đầu tư từ nước ngoài, đồng thời được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn, mua cổ phần tại một công ty ở Việt Nam.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

Các chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giúp kích cầu và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Cụ thể như sau:

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm, hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động, hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mỗi loại hình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp này lại áp dụng cho những đối tượng khác nhau. Nhà đầu tư chủ động tham khảo trường hợp của doanh nghiệp mình để xin áp dụng chính sách;
  • Miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI: áp dụng cho các mặt hàng hoá nhập khẩu để tạo ra tài sản cố định, áp dụng cho việc nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án trong thời hạn 5 năm đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được;
  • Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế đất phi nông nghiệp được áp dụng với các dự án nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư và Điều 5, Điều 6 Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Trên đây là những chia sẻ của Luật An Tín về điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như các chính sách ưu đãi dành thuế liên quan. Nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu về quy trình, thủ tục liên quan đến doanh nghiệp FDI có thể liên hệ cho Luật An Tín theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến doanh nghiệp FDI

1. Các điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là gì?

Có 4 tiêu chí để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:

  • Thứ nhất, được thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thứ hai không kinh doanh những ngành, nghề bị pháp luật cấm;
  • Thứ ba, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Cuối cùng là tiến hành thành lập doanh nghiệp FDI.

2. Ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp FDI gồm có những nội dung gì?

Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm, hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động, hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mỗi loại hình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp này lại áp dụng cho những đối tượng khác nhau.

3. Các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là gì?

Có 3 chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI;
  • Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế đất phi nông nghiệp.

4. Cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI?

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1,2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020. Trong đó có Ban Quản lý khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là hai đơn vị trực tiếp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty FDI tại Việt Nam gồm những ai?

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *