Hộ kinh doanh cá thể là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh như thế nào? Có nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh hay không? Luật An Tín sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết này.

Hộ kinh doanh là gì?

Giải đáp thắc mắc: hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hộ kinh doanh (HKD) là một loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. 

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng. Trường hợp thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì phải làm giấy ủy quyền cho một thành viên chịu trách nhiệm đại diện HKD và sẽ được gọi là chủ hộ.  

Hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm, nhưng phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký làm trụ sở chính và phải thông báo với cơ quan thuế quản lý, cơ quan quản lý thị trường về các địa điểm hoạt động kinh doanh còn lại. Tuy nhiên, một địa điểm chỉ được đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh. 

 

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh sẽ chỉ được sử dụng dưới 10 lao động

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

1. Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Đối tượng thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam,  từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. 
  • Người nước ngoài không được phép thành lập hộ kinh doanh.
  • Một người chỉ được đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi toàn quốc.
  • Ngoài ra, khi đã đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân sẽ không thể đồng thời đăng ký là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh công ty hợp doanh.

2. Ngành nghề hộ kinh doanh được đăng ký thành lập

  • Hộ kinh doanh có thể đăng ký tham gia mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm. 
  • Nếu cá nhân, thành viên gia đình hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có địa điểm cố định thì mới cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
  • Khi kinh doanh các ngành nghề ngành nghề đặc thù, quy mô nhỏ, manh mún sẽ không cần đăng ký hộ kinh doanh, chẳng hạn như sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp…
  • Trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, giấy phép con (Giấy phép ATVSTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy…), thì hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện đó trước khi chính thực đi vào hoạt động kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp

  • Mặc dù có tên riêng, có địa điểm kinh doanh cố định, tuy nhiên, hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp.
  • Do đó, hộ kinh doanh không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền của doanh nghiệp như là: Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

4. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn

  • Hộ kinh doanh có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nghĩa là chủ hộ kinh doanh và các thành viên góp vốn cần sử dụng  toàn bộ tài sản của mình để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và thanh toán các khoản nợ, chứ không phụ thuộc vào số vốn điều lệ đã đăng ký hay việc họ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.

5. Số lượng lao động của hộ kinh doanh

  • Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động. Do đó, hộ kinh doanh có thể mở rộng quy mô kinh doanh, thuê thêm lao động mà không cần chuyển đổi thành doanh nghiệp. (Trước đây, hộ kinh doanh chỉ được phép thuê tối đa 09 lao động, trường hợp có từ 10 lao động trở lên cần chuyển đổi thành doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động kinh doanh).

6. Sử dụng hóa đơn điện tử, mở sổ sách kế toán

  • Từ ngày 1/7/2022 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và những hộ kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Trước đây hộ kinh doanh phải mua lẻ từng tờ hóa đơn của cơ quan thuế khi có nhu cầu xuất cho khách hàng.
  • Hộ kinh doanh hoạt động trong những ngành nghề sau phải sử dụng hóa đơn điện tử: Điện lực, xăng dầu, bảo hiểm, y tế, kinh doanh siêu thị, thương mại điện tử, bưu chính viễn thông…
  • Các hộ kinh doanh quy mô lớn, nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện mở sổ sách kế toán, nộp báo cáo thuế hàng tháng hoặc hàng quý.

Có nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh hay không?

Sau khi đã tìm hiểu hộ kinh doanh là gì, đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh, chắc hẳn mọi người đều thắc mắc, vậy có nên đăng ký để trở thành hộ kinh doanh hay không? Cùng Luật An Tín tìm hiểu ưu điểm, hạn chế khi thành lập hộ kinh doanh nhé:

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành nghề mà pháp luật không cấm

Ưu điểm của hộ kinh doanh:

  • Hộ kinh doanh là một loại hình phổ biến, thủ tục đăng ký thành lập đơn giản hơn sơ với doanh nghiệp.
  • Dễ dàng trong việc quản lý vì đa phần quy mô của hộ kinh doanh nhỏ, có ít lao động…
  • Hộ kinh doanh quy mô nhỏ nộp thuế theo hình thức thuế khoán thì không cần mở sổ sổ sách kế toán.

➤ Hạn chế của hộ kinh doanh:

  • Khả năng huy động vốn không cao vì quy mô kinh doanh nhỏ và nguồn vốn chủ yếu từ vốn tự có.
  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, đa phần muốn nộp thuế khoán, không xuất hóa đơn VAT do đó khó tiếp cận được với những khách hàng doanh nghiệp.

Vậy để đăng ký trở thành hộ kinh doanh, cá nhân và thành viên hộ gia đình cần thực hiện những thủ tục thành lập thế nào?

Tham khảo chi tiết: Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Trên đây là toàn bộ các thông tin về hộ kinh doanh là gì, đặc điểm pháp lý và ưu điểm, hạn chế của loại hình này. Hy vọng Luật An Tín đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên thành lập hộ kinh doanh hay không? Nếu cần tư vấn thêm thông tin về dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.