Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền

Người đại diện theo pháp luật là gì? Người đại diện theo ủy quyền là gì? Điểm giống – khác giữa người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật là gì? Người đại diện theo ủy quyền là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện của công ty được chia làm 2 loại là người đại diện theo ủy quyềnngười đại diện theo pháp luật. Trong đó:

➨ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

  • Là một cá nhân chịu trách nhiệm đại diện cho công ty triển khai tất cả các hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước cũng như các giao dịch kinh doanh với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. 
  • Tùy vào loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH hay công ty hợp danh mà người đại diện theo pháp luật sẽ đảm nhận chức danh, quyền, nghĩa vụ khác nhau. Nội dung này được quy định rõ trong điều lệ công ty, đồng thời được thể hiện đầy đủ trên các giấy tờ, văn bản giao dịch. 

➤➤ Tham khảo chi tiết: Người đại diện theo pháp luật công ty là gì?

➨ Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp:

  • Có thể là chủ tịch công ty hoặc thành viên, cổ đông công ty.
  • Đảm nhận trách nhiệm xử lý những vấn đề phát sinh khi vắng mặt người ủy quyền.
  • Được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bởi chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên…

➤➤ Tham khảo chi tiết: Người đại diện theo uỷ quyền của công ty là gì?

Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản, trong trường hợp các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp không thể được xử lý kịp thời bởi người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo ủy quyền sẽ đứng ra xử lý thay và gửi thông báo bằng văn bản cho các công ty, đơn vị có liên quan đến những vấn đề phát sinh đó.

So sánh người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

1. Điểm giống nhau của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Về cơ bản, đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có những đặc điểm sau:

  • Đều là đại diện hợp pháp của công ty, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn trong phạm vi được ủy quyền nhằm mục đích đảm bảo tốt các quyền lợi cho doanh nghiệp.
  • Có thể là người nước ngoài và đồng thời là đại diện của các pháp nhân khác.
  • Phạm vi thẩm quyền, chức danh được xác định dựa vào nội dung văn bản ủy quyền.
  • Công ty cổ phầncông ty TNHH  có thể có một hoặc nhiều người đại diện.
  • Thẩm quyền của người đại diện không bị ảnh hưởng bởi vị trí, chức danh của họ mà tùy thuộc vào nội dung khi ủy quyền.
  • Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định trong ký kết, giao dịch với bên thứ ba (đối tác, khách hàng…). 
  • Phải thông báo bằng văn bản với bên thứ ba về thời hạn, phạm vi được ủy quyền.
  • Phải đảm bảo tốt các quy định, yêu cầu pháp lý về cá nhân đại diện, căn cứ xác lập, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện. 

nguoi-dai-dien-theo-phap-luat-va-nguoi-dai-dien-theo-uy-quyen-1

2. Điểm khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Dưới đây là thông tin mô tả về những điểm khác nhau cơ bản giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn cũng như dễ dàng phân biệt hai chức danh này:

➨ Mục đích xác lập quan hệ đại diện

Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền
Triển khai tất cả các hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước cũng như các giao dịch kinh doanh với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.  Thay mặt người đại diện theo pháp luật xử lý các vấn đề của công ty trong trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt.

➨ Căn cứ xác lập quan hệ đại diện

Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền
Theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy định của pháp luật, theo điều lệ của pháp nhân. Được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bởi chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên…

➨ Phạm vi đại diện

Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền
Đại diện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty hay những hoạt động liên quan đến pháp luật. Chỉ đại diện theo phạm vi được ủy quyền bởi đại diện theo pháp luật hoặc hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp…

➨ Trường hợp chấm dứt đại diện

Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền
  • Không còn đủ hành vi dân sự, năng lực pháp luật.
  • Người đại diện theo pháp luật đã qua đời.
  • Người đại diện theo pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng (nếu người đại diện theo pháp luật được thuê theo hợp đồng).
  • Doanh nghiệp phá sản hoặc sáp nhập, hợp nhất, giải thẻ.
  • Không còn đủ hành vi dân sự, năng lực pháp luật.
  • Người đại diện theo ủy quyền đã mất tích, qua đời.
  • Người đại diện theo ủy quyền hoặc người ủy quyền của doanh nghiệp đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền. 
  • Doanh nghiệp phá sản hoặc sáp nhập, hợp nhất, giải thể. Hết thời hạn ủy quyền.
  • Đã hoàn thành công việc được ủy quyền.
  • Tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên.

 

Như vậy, Luật An Tín đã cung cấp đến bạn thông tin chi tiết cũng như sự so sánh rõ ràng giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan đến 2 chức danh này, hãy liên hệ Luật An Tín theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) 090.758.1234 (Miền Trung) 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Câu hỏi thường gặp về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

1. Điểm giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền?

Những điểm giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền gồm:

  • Đều là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Việc xác lập người đại diện phải tuân thủ quy định và các yêu cầu pháp lý chung.
  • Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với đối tác, khách hàng. 
  • Có thể là người nước ngoài và là đại diện cùng lúc nhiều pháp nhân khác. 
  • Không giới hạn số lượng đại diện đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH.
  • Phạm vi thẩm quyền, chức danh được xác định căn cứ vào nội dung ủy quyền.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Điểm giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

2. Điểm khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền?

Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền có sự khác nhau về: mục đích xác lập quan hệ đại diện, căn cứ xác lập quan hệ đại diện, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Điểm khác nhau giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

3. Có bắt buộc có cả người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền trong một công ty không?

Không. Tùy vào quy mô hoạt động cũng như nhu cầu của từng doanh nghiệp mà có thể cần người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật hoặc cả 2.

4. Một người làm đại diện pháp luật cùng lúc cho 2 công ty được không?

Được. Một người có thể cùng lúc làm người đại diện theo pháp luật cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

5. Người đại diện theo pháp luật của công ty có bắt buộc là người trong công ty không?

Không. Người đại diện theo pháp luật của công ty không bắt buộc phải là thành viên góp vốn mà có thể thuê ngoài theo hợp đồng với điều kiện người đó:

  • Không vi phạm quy định về người quản lý công ty.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật.
Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.