Cổ phiếu là gì? Trái phiếu là gì? Cùng Luật An Tín phân biệt, so sánh cổ phiếu và trái phiếu từ việc phân tích điểm giống, khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu.
Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu (tên tiếng Anh là bond) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một khoản nợ của tổ chức phát hành (căn cứ theo Điều 3 Luật Chứng khoán 2019). Hay có thể hiểu một cách đơn giản, trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ mà đơn vị phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu.
Ví dụ:
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không A đang có nhu cầu mua máy bay để đáp ứng mục tiêu mở rộng thị phần nên đã phát hành trái phiếu với thông tin:
- Mệnh giá: 100 triệu đồng.
- Lãi suất: 10%.
- Thời hạn: 3 năm.
Anh B có khoản tiền nhàn rỗi đã tham gia mua trái phiếu của doanh nghiệp A.
Như vậy:
- Anh B phải trả cho doanh nghiệp A 100 triệu đồng/năm để mua trái phiếu đã được phát hành.
- Doanh nghiệp A thanh toán cho anh B lãi suất 10 triệu đồng/năm.
- Sau 3 năm, doanh nghiệp A hoàn trả cho anh B 100 triệu đồng tiền mua trái phiếu.
2. Cổ phiếu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 và Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cổ phiếu (tên tiếng Anh là stock/share) là loại chứng khoán được phát hành bởi công ty cổ phần nhằm mục đích huy động vốn, được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ hoặc văn bản (chứng chỉ).
- Hay nói cách khác, cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Ví dụ:
Năm 2023, bạn mua 1000 cổ phiếu của công ty cổ phần A với mệnh giá 20.000 đồng/cổ phiếu => Giá trị tài sản bạn sở hữu là: 20.000.000 đồng.
Năm 2024, công ty A có doanh thu tốt, làm ăn sinh lời nên giá trị cổ phiếu tăng lên thành 40.000 đồng/cổ phiếu => Gía trị tài sản bạn sở hữu sẽ tăng lên thành là: 40.000.000 đồng.
Phân loại trái phiếu và cổ phiếu
1. Phân loại trái phiếu
Dựa vào đơn vị phát hành, trái phiếu được phân làm 2 loại:
- Trái phiếu Chính phủ: Là loại trái phiếu do Chính phủ phát hành để huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội và người dân nhằm phục vụ cho các mục đích chi tiêu công của Chính phủ. Đây là loại trái phiếu ít rủi ro nhất trên thị trường.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu do doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH và công ty cổ phần) phát hành nhằm mục đích huy động vốn.
2. Phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu được phân làm 2 loại:
- Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Người sở hữu loại cổ phiếu này sẽ có quyền đối với việc quản lý cũng như kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp phát hành như: Tham gia cuộc họp Hội đồng quản trị; Bỏ phiếu biểu quyết cho những vấn đề trong công ty.
- Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu cho phép người sở hữu hưởng những quyền ưu đãi như quyền ưu đãi về biểu quyết hoặc quyền ưu đãi về cổ tức. Trong đó, cổ phiếu ưu đãi có 3 loại phổ biến như: cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
So sánh cổ phiếu và trái phiếu
1. Điểm giống nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu
Dựa vào nội dung định nghĩa đã tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những điểm tương đồng giữa trái phiếu và cổ phiếu. Cụ thể, về cơ bản, cả cổ phiếu và trái phiếu đều:
- Có thể nhận lợi tức theo một mức quy định.
- Có thể thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng, thừa kế, mua bán.
- Là căn cứ chứng minh các quyền, lợi ích hợp pháp thuộc về người sở hữu.
- Thông tin mệnh giá sẽ được ghi trên bề mặt của trái phiếu hoặc của cổ phiếu.
- Là công cụ để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động huy động vốn và đầu tư sinh lời.
- Là chứng khoán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu văn bản hoặc điện tử hoặc bút toán.
2. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Trái phiếu và cổ phiếu trên thực tế có khá nhiều điểm khác nhau, từ quy định về quyền của người sở hữu, tư cách người sở hữu, đơn vị được phát hành đến thời gian sở hữu, những lợi ích mà chúng mang lại…
Để giúp bạn có thể phân biệt cổ phiếu và trái phiếu một cách dễ dàng, chính xác, ở mục nội dung này, Luật An Tín đã tổng hợp và phân tích những điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cổ phiếu và trái phiếu.
2.1 Quy định về đơn vị được phép phát hành và tư cách người sở hữu
➨ Đơn vị được phép phát hành:
Cổ phiếu: Công ty cổ phần.
Trái phiếu:
- Công ty cổ phần.
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Chính phủ.
➨ Tư cách người sở hữu:
- Cổ phiếu: Cổ đông của công ty.
- Trái phiếu: Chủ nợ của công ty.
2.2 Về bản chất
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Ghi nhận quyền, lợi ích của người sở hữu với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. | Ghi nhận nợ mà tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu. |
2.3 Quyền hạn của người sở hữu
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty, tham gia điều hành, quản lý công ty (*). | Không được quyền tham gia vào các vấn đề, hoạt động của công ty. |
Lưu ý:
(*): Ngoại trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại.
2.4 Lợi ích nhận được của người sở hữu
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Được chia cổ tức (lợi nhuận) nhưng mức chia không cố định mà tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. | Thu nhập cố định và thường kỳ, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. |
2.5 Khả năng chuyển đổi
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Không thể chuyển đổi thành trái phiếu. | Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. |
2.6 Thời gian sở hữu
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Không cố định, tùy thuộc vào quyết định của cổ đông. | Có quy định cụ thể về thời hạn sở hữu và được ghi trên trái phiếu. |
2.7 Những tác động đối với công ty phát hành
Cổ phiếu | Trái phiếu |
– Làm tăng vốn điều lệ. – Làm cơ cấu cổ phần của các cổ động hiện hiện tại của công ty bị thay đổi. |
– Làm tăng vốn vay. – Không làm cơ cấu vốn của các cổ đông/thành viên góp vốn hiện tại của công ty bị thay đổi. |
2.8 Trách nhiệm đối với các khoản nợ của chủ đầu tư
Cổ phiếu | Trái phiếu |
Có trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng với số vốn đã góp. | Không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp đang mang. |
2.9 Mức độ rủi ro cho nhà đầu tư và thứ tự ưu tiên thanh toán
Cổ phiếu | Trái phiếu |
– Rủi ro cao. – Không thể rút vốn trực tiếp. – Nếu công ty rơi vào tình trạng phá sản hay giải thể thì chỉ khi công ty hoàn thành thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác thì cổ đông mới được thanh toán phần vốn góp. |
– Ít rủi ro. – Có thể rút phần vốn góp bất kỳ lúc nào. – Nếu công ty rơi vào tình trạng phá sản hay giải thể thì phải thanh toán cho người mua trái phiếu trước khi công ty hoàn thành thanh toán các khoản nợ. |
Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?
Thông qua những phân tích, so sánh trái phiếu và cổ phiếu nêu trên, có thể thấy, tùy thuộc vào mục tiêu lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro cũng như yêu cầu về thời gian thu hồi vốn của chủ đầu tư như thế nào mà có thể đưa ra quyết định nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu sao cho phù hợp. Cụ thể:
- Nếu là một người thích sự ổn định, an toàn thì nhà đầu tư nên chọn hình thức đầu tư trái phiếu.
- Trường hợp muốn đạt được mức lợi nhuận cao hơn, có thể chấp nhận mạo hiểm thì hình thức đầu tư cổ phiếu sẽ là lựa chọn phù hợp cho chủ đầu tư.
Qua bài viết trên, Luật An Tín đã giúp bạn nắm được thông tin tổng quan về cổ phiếu và trái phiếu, từ đó có thể phân biệt trái phiếu và cổ phiếu cũng như đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan cần giải đáp hoặc đang quan tâm về các dịch vụ pháp lý liên quan đến công ty cổ phần như là:
- Dịch vụ thành lập công ty cổ phần – Trọn gói chỉ 1.200.000đ.
- Dịch vụ thay đổi tăng vốn điều lệ công ty cổ phần – Trọn gói chỉ từ 1.000.000đ.
- Dịch vụ thay đổi cổ đông công ty cổ phần – Trọn gói chỉ từ 1.000.000đ.
Hãy liên hệ theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Các câu hỏi thường gặp khi phân biệt trái phiếu và cổ phiếu
1. Cổ phiếu tiếng Anh là gì?
Cổ phiếu tên tiếng Anh là share/stock.
2. Trái phiếu tên tiếng Anh là gì?
Trái phiếu tên tiếng Anh là bond.
3. Cổ phiếu khác trái phiếu ở những điểm nào?
Về cơ bản, trái phiếu khác cổ phiếu ở những điểm sau đây: bản chất, đơn vị được phép phát hành và tư cách người sở hữu, khả năng chuyển đổi, thời gian sở hữu, lợi ích người sở hữu nhận được, quyền hạn của người sở hữu, trách nhiệm của chủ đầu tư về các khoản nợ, tác động đối với đơn vị phát hành, mức độ rủi ro cho nhà đầu tư và thứ tự ưu tiên thanh toán.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu.
4. Điểm giống nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu là gì?
Nhìn chung, cả trái phiếu và cổ phiếu đều:
- Là chứng khoán, được thể hiện theo 1 trong 3 dạng là dữ liệu văn bản, bút toán hoặc điện từ.
- Là công cụ huy động vốn, đầu tư sinh lời của các nhà đầu tư, có thể thế chấp, trao đổi, mua bán, thừa kế, chuyển nhượng.
- Là căn cứ để chứng minh các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu, thông tin mệnh giá được thể hiện trên bề mặt của trái phiếu/cổ phiếu.
5. Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?
Quyết định nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu sẽ tùy vào mục tiêu lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro cũng như yêu cầu về thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư. Cụ thể:
- Nên đầu tư trái phiếu nếu nhà đầu tư là một người thích sự ổn định, an toàn.
- Nên đầu tư cổ phiếu nếu nhà đầu tư muốn đạt được mức lợi nhuận cao hơn, có thể chấp nhận mạo hiểm.
6. Mức độ rủi ro của đầu tư cổ phiếu hay đầu tư trái phiếu cao hơn?
So với đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn, bởi:
- Không thể rút vốn trực tiếp.
- Phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty.
- Phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng với số vốn đã góp.
- Trường hợp công ty rơi vào tình trạng phá sản hay giải thể thì chỉ khi công ty hoàn thành thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác thì cổ đông mới được thanh toán phần vốn góp.
7. Ai được phát hành trái phiếu? Quy định về đối tượng phát hành trái phiếu, cổ phiếu có giống nhau không?
Quy định về đơn vị được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu không giống nhau, cụ thể:
- Đơn vị được phép phát hành cổ phiếu: công ty cổ phần.
- Đơn vị được phép phát hành trái phiếu: công ty cổ phần, công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên) và Chính phủ.
Bài viết liên quan