Quyền & nghĩa vụ của Hội Đồng Thành Viên công ty TNHH mới

Bài viết này Luật An Tín chia sẻ cụ thể: Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng thành viên công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên. Quy định triệu tập cuộc họp Hội đồng và mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH.

Quy định về Hội đồng thành viên công ty TNHH

Hội đồng thành viên có trong:

  • Công ty TNHH 1 thành viên hoạt động với mô hình do tổ chức làm chủ sở hữu bao gồm có Hội đồng thành viên, Giám đốc và hoặc Tổng giám đốc. Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu sẽ không có Hội đồng thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Quy định về Hội đồng thành viên giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng sẽ có vài điểm khác biết, cụ thể:

Quy định Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên
Quyền bầu cử/bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ sở hữu hoặc thành viên Hội đồng bầu cử Hội đồng thành viên bầu cử
Số lượng thành viên trong Hội đồng thành viên Có từ 3 – 7 thành viên được chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm Bao gồm tất cả thành viên công ty TNHH 2 thành viên, cụ thể:

  • Thành viên công ty là cá nhân.
  • Người đại diện theo ủy  quyền đối với thành viên là tổ chức.
Quyền và nghĩa vụ Nhân danh chủ sở hữu Có quyền quyết định cao nhất

Nếu bạn có muốn thành lập công ty TNHH thì có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại các bài viết sau:

➤➤ Tham khảo chi tiết:

Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH

Trong công ty TNHH, Hội đồng thành viên là bộ phận có quyền quyết định cao nhất hoặc có thể đại diện cho chủ sở hữu công ty để ra các quyết định quan trọng trong suốt quá trình hoạt động, vận hành doanh nghiệp. Cụ thể, Hội đồng thành viên sẽ có các quyền, nghĩa vụ và chức năng như sau:

  • Có quyền quyết định về các vấn đề như: kế hoạch, giải pháp phát triển và chiến lược kinh doanh hằng năm của công ty.
  • Có thẩm quyền trong các hoạt động dự án đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ của công ty.
  • Có quyền điều chỉnh, sửa đổi điều lệ công ty.
  • Quyết định việc thay đổi vốn điều lệ, huy động vốn góp, phát hành trái phiếu. 
  • Quyền quyết định về cơ cấu; tổ chức lại; phân công nhiệm vụ, ban hành quy chế làm việc; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; chế độ phúc lợi cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng…
  • Có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản, các hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi cụ thể trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất hoặc có giá trị, khác nhỏ hơn.
  • Có quyền và nghĩa vụ đưa ra phương án phân chia, sử dụng lợi nhuận hoặc cách thức xử lý lỗ (dựa vào số liệu được ghi trong báo cáo tài chính).
  • Có toàn quyền trong việc quyết định việc giải thể công ty hoặc yêu cầu phá sản.
  • Quyền và các trách nhiệm khác theo quy định.

Quyền & nghĩa vụ của Hội Đồng Thành Viên công ty TNHH mới

Quy định về họp Hội đồng thành viên công ty TNHH

Kỳ họp Hội đồng thành viên sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ công ty TNHH. Tuy nhiên, tối thiểu mỗi năm Hội đồng thành viên sẽ cần phải tiến hành họp 1 lần. Sau đây, Luật An Tín sẽ chia sẻ cụ thể về điều kiện, quy định để tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên cho bạn tham khảo chi tiết:

1. Quy định triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hoặc nhóm thành viên Hội đồng thành viên đều có quyền triệu tập cuộc họp.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu triệu tập cuộc họp mà Chủ tịch Hội đồng thành viên không tổ chức họp thì các thành viên có quyền tự tiến hành họp Hội đồng. Công ty sẽ hoàn lại mọi chi phí phục vụ cho việc tổ chức cuộc họp Hội đồng (chi phí hợp lý).

2. Điều kiện và thể thức tiến hành triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên

Điều kiện để tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên công ty TNHH được quy định như sau:

  • Phiên họp thứ 1 số thành viên tham gia cuộc họp phải sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ, điều lệ công ty sẽ quy định tỷ lệ cụ thể.
  • Nếu phiên họp thứ 1 không diễn ra như dự kiến thì tổ chức phiên họp thứ 2 trong vòng 15 ngày tính từ ngày dự kiến họp lần 1. Lúc này số thành viên Hội đồng tham gia cuộc họp phải sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên.
  • Nếu phiên họp thứ 2 không diễn ra như dự kiến thì trong vòng 10 ngày kể từ dự định tổ chức cuộc họp lần 2, công ty có thể tổ chức phiên họp thứ 3. Phiên họp thứ 3 sẽ không bị giới hạn về số lượng thành viên, số vốn điều lệ sở hữu.
  • Nếu phiên họp lần 3 không hoàn thành chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì công ty sẽ được kéo dài phiên họp nhưng không được quá 30 ngày, tính từ ngày khai mạc cuộc họp đó.

Thể thức tiến hành và hình thức biểu quyết trong cuộc họp Hội đồng thành viên được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.

3. Quy định về biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên

Nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên sẽ bao gồm:

  • Thời gian và địa điểm được chọn để tổ chức cuộc họp.
  • Mục đích và chương trình chi tiết của cuộc họp.
  • Thông tin về họ và tên, tỷ lệ góp vốn, số và ngày cấp giấy chứng nhận vốn góp của tất cả thành viên tham gia dự họp và không tham gia dự họp.
  • Nội dung được trao đổi trong cuộc họp, diễn biến cuộc họp, tóm tắt ý kiến của các thành viên công ty.
  • Số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành, không ý kiến về từng vấn đề được biểu quyết trong cuộc họp Hội đồng.
  • Thông tin, chữ ký của các thành viên không đồng ý thông qua biên bản họp nếu có.
  • Thông tin, chữ ký của người ghi biên bản họp và chủ tọa cuộc họp.

Lưu ý:

  • Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên đều phải được thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp bằng cách ghi âm hoặc lưu trữ dưới các hình thức điện tử khác.
  • Người ghi biên bản hoặc chủ toạ từ chối ký vào biên bản họp thì biên bản của cuộc họp sẽ vẫn có hiệu lực trong trường hợp tất cả thành viên khác tham dự cuộc họp ký theo quy định. 
  • Các thành viên ký vào biên bản họp Hội đồng thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung.  

4. Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH

8 mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH thường dùng là:

  • Biên bản họp bổ nhiệm/bầu cử Giám đốc.
  • Biên bản họp của công ty TNHH 1 thành viên.
  • Biên bản họp của công ty TNHH 2 thành viên.
  • Biên bản họp bổ nhiệm/bầu cử Kế toán trưởng.
  • Biên bản họp bổ nhiệm/bầu cử Chủ tịch Hội đồng thành viên.
  • Biên bản họp về việc thực hiện chuyển nhượng vốn góp.
  • Mẫu biên bản họp của công ty TNHH 1 thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
  • Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty về vấn đề giải thể công ty.

➤➤ Tải miễn phí: Mẫu biên bản họp của Hội đồng thành viên

Doanh nghiệp có thể thay đổi mục tiêu cuộc họp tại mục A trong file mẫu mà Luật An Tín vừa chia sẻ để phù hợp với nhu cầu của công ty.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 TV

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán thuế đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp về quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thành viên công ty TNHH

1. Công ty TNHH 1 thành viên có Hội đồng thành viên hay không?

Có. Công ty TNHH 1 thành viên có Hội đồng thành viên trong trường hợp hoạt động với mô hình gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc và hoặc Tổng giám đốc.

2. Điều kiện để trở thành chủ tịch Hội đồng thành viên là gì?

Chủ tịch Hội đồng thành viên không được tự ứng cử mà dochủ sở hữu hoặc thành viên Hội đồng thành viên bầu cử. Do đó, để trở thành chủ tịch Hội đồng thành viên bạn cần có năng lực và nhận được sự tín nhiệm cao.

3. Chức năng của Hội đồng thành viên là gì?

Hội đồng thành viên công ty TNHH có quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và chức năng được quy định cụ thể trong điều lệ công ty, luật Doanh nghiệp và các quy định khác nhằm mục đích ra quyết định cao nhất hoặc có thể đại diện cho chủ sở hữu công ty để ra các quyết định quan trọng trong suốt quá trình hoạt động, vận hành doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH

4. Tổ chức họp Hội đồng thành viên công ty khi không có đủ người tham gia có được hay không?

Được. Tổ chức họp Hội đồng thành viên khi không đủ thành viên tham gia vẫn được phép triệu tập lần thứ 3 trong vòng 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần 2. Phiên họp thứ 3 sẽ được tiến hành mà không cần phụ thuộc vào số thành viên dự họp, số vốn điều lệ của các thành viên tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, cuộc họp không được kéo dài quá 30 ngày.

5. Biên bản họp Hội đồng thành viên có phải đầy đủ chữ ký của tất cả thành viên không?

Không. Biên bản của các cuộc họp Hội đồng thành viên chỉ cần có chữ ký của chủ toạ và người đại diện ghi biên bản cuộc họp. Tuy nhiên, nếu chủ toạ và người ghi biên bản không đồng ý ký vào biên bản thì biên bản cuộc họp vẫn sẽ có hiệu lực trong trường hợp có chữ ký của tất cả thành viên tham dự cuộc.

6. Chủ tịch Hội đồng thành viên có được phép ký các hợp đồng của công ty TNHH không?

Điều lệ công ty TNHH sẽ quy định cụ thể việc chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền đại diện ký các hợp đồng của Hội đồng thành viên hay không.

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.