Sản phẩm dở dang là gì? Phương pháp đánh giá & ý nghĩa

Sản phẩm dở dang, trong tiếng anh là Unfinished product, là những sản phẩm chưa hoàn thành xong giai đoạn sản xuất cuối cùng để tạo nên thành phẩm.

Bên cạnh những thành phẩm, trong quá trình sản xuất có rất nhiều sản phẩm dở dang. Vậy sản phẩm dở dang là gì và ý nghĩa như thế nào? Hiện nay, cũng có rất nhiều phương pháp để đánh giá những sản phẩm dở dang. Thế nên, để lựa chọn được phương pháp thích hợp với doanh nghiệp, các kế toán cần phải biết rõ khái niệm sản phẩm dở dang cũng như các phương pháp đánh giá.

Sản phẩm dở dang là gì?

Sản phẩm dở dang là gì? Là những sản phẩm vẫn còn trong quá trình sản xuất

Sản phẩm dở dang là gì? Là những sản phẩm vẫn còn trong quá trình sản xuất

Sản phẩm dở dang, trong tiếng anh là Unfinished product, là những sản phẩm vẫn còn nằm trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến để tạo nên thành phẩm cuối cùng. Nguyên liệu, sản phẩm dở dang và các dự trữ thành phẩm tạo thành hàng tồn kho cho các doanh nghiệp.

Như đã biết, giá thành sản phẩm được hoàn thành trong kỳ sẽ được tính bằng công thức:

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chính vì thế, trước khi tính giá thành sản phẩm thì bắt buộc các doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

  • Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là những sản phẩm dở dang ở cuối kỳ kế toán trước chuyển sang
  • Sản phẩm dở dang cuối kỳ: là những sản phẩm chưa được hoàn thành vẫn đang còn trong giai đoạn sản xuất, gia công, chế biến. Hoặc đó là những sản phẩm đã hoàn thành một vài quy trình sản xuất nhưng vẫn phải gia công tiếp mới tạo ra sản phẩm. 

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của tất cả những sản phẩm đang được chế tạo dở dang. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đánh giá sản phẩm dở dang. Thế nên, tùy theo tính chất của quy trình sản xuất cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp phù hợp.

Vậy hãy cùng Luật An Tín tìm hiểu 5 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang là gì nhé. 

Có 5 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Có 5 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

1. Phương pháp đánh giá dựa vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức

Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các bán thành phẩm, phụ tùng hoặc những chi tiết máy tự chế đã nhập kho.

Mục đích là để đơn giản hóa những khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính cho thành phẩm cuối cùng mà không phân bổ cho các sản phẩm dở dang

2. Phương pháp đánh giá dựa vào ước tính sản lượng tương đương

Đây là phương pháp đánh giá dựa trên số lượng cũng như mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với những thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng thành phẩm tương đương. Những chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm dở dang được xác định trên chi phí thực tế đối với thành phẩm. 

Đánh giá sản phẩm dở dang dựa vào ước tính sản lượng thành phẩm tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang dựa vào ước tính sản lượng thành phẩm tương đương

Những chi phí sản xuất khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức hoặc tiền lương định mức. Mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang so với thành phẩm cũng có thể là cơ sở để xác định chi phí sản xuất phân bổ cho những sản phẩm dở dang

3. Phương pháp đánh giá dựa theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp

Theo phương pháp này, các kế toán doanh nghiệp chỉ tính các chi phí nguyên vật liệu chính hoặc những chi phí trực tiếp bao gồm vật liệu và tiền lương cho các sản phẩm dở dang. Những chi phí còn lại sẽ được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp đánh giá này tuy đơn giản nhưng tỷ lệ chính xác lại thấp. 

Thế nên, chỉ nên áp dụng cách tính này ở những doanh nghiệp mà các chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm cuối cùng, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa mỗi kỳ tương đối đồng đều. 

4. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Đây là phương pháp đặc biệt trong phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang dựa vào sản lượng hoàn thành tương đương. Trong phương pháp này, các kế toán sẽ coi mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang luôn bằng 50% so với thành phẩm. 

Việc xác định giá trị của sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp tính sản lượng tương đương. Các chi phí nguyên vật liệu chính sẽ được tính theo mức tiêu thụ thực tế. 

Các chi phí sản xuất sẽ được tính bằng 50% chi phí sản xuất phân bổ cho thành phẩm. Bởi vì mức độ chính xác của phương pháp đánh giá này khá thấp nên chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong việc xác định giá thành sản phẩm

5. Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí

Phương pháp đánh giá này được áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc tính toán giá thành sản phẩm dựa theo phương pháp định mức. 

Với phương pháp này, các kế toán sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo từng công đoạn sản xuất và định mức chi phí để tính toán chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị của sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của tất cả các công đoạn đã hoàn thành. 

Ý nghĩa sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang chỉ mang ý nghĩa tương đối với các doanh nghiệp

Sản phẩm dở dang chỉ mang ý nghĩa tương đối với các doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về sản phẩm dở dang là gì, các kế toán cũng nên biết ý nghĩa của nó. Khái niệm sản phẩm dở dang chỉ có ý nghĩa tương đối cho các doanh nghiệp.

Trên thực tế, có những sản phẩm đã hoàn thành xong quá trình sản xuất cuối cùng (đã thành thành phẩm) của doanh nghiệp này nhưng lại chỉ là nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm ở những doanh nghiệp khác.

Ví dụ về sản phẩm dở dang:

  • Thép thỏi là thành phẩm của việc sản xuất tại nhà máy cán thép nhưng lại chỉ là vật liệu cho các nhà máy cơ khí. Khi đó, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm đặt mua ngoài được sử dụng trong doanh nghiệp không được xem là sản phẩm dở dang.
  • Bán thành phẩm là những sản phẩm đã trải qua một số giai đoạn chế biến tại doanh nghiệp nhưng vẫn chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng. Chẳng hạn như tại các nhà máy sản xuất quạt điện, những bộ phận của quạt bao gồm cánh quạt, động cơ điện,… đã được sản xuất xong nhưng vẫn chưa qua giai đoạn lắp ráp để tạo thành một chiếc quạt điện hoàn chính. Những bộ phận này sẽ được xem là bán thành phẩm của quy trình sản xuất quạt.

Bài viết này từ Luật An Tín đã cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần nắm về sản phẩm dở dang là gì. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đánh giá sản phẩm dở dang. Hy vọng rằng qua đây, các kế toán doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn các phương pháp đánh giá để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cũng như hiểu rõ định nghĩa, ý nghĩa của sản phẩm dở dang. Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ ngay với Luật An Tín theo số hotline 0907 200 555 để được tư vấn chi tiết nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *