Thủ tục hải quan nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm

1/ Về thủ tục hải quan:

1.1 Nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan truyền thống:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1.2 Nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính.

1.3 Thủ tục theo quản lý chuyên ngành:

Hàng hóa doanh nghiệp dự định nhập khẩu là phụ gia thực phẩm. Do vậy:

– Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:

“Điều 3. Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

  1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.”.

– Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Chương 2 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP nêu trên.

– Về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP nêu trên:

“ 1. Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”

– Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 818/QĐ-BYT ngày  05  tháng 03  năm 2007 Về việc Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS: Phụ gia thực phẩm thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu : Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 03 năm 2007 của Bộ Y tế.

Ngoài ra:
Trường hợp hàng nhập khẩu là hóa chất thì thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 31 và Điểm h, i, k hoặc l khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
Trường hợp hàng nhập khẩu là sản phẩm thực vật thì phải kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2/ Về mã HS hàng hóa:

Để xác định mã số HS hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cần căn cứ vào thực tế hàng hóa, tính chất, cấu tạo hàng hóa xuất khẩu đồng thời căn cứ vào Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định mã HS chi tiết phù hợp cho hàng hóa. Trên cơ sở mã HS hàng hóa trên, xác định được thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

3/ Về sao y tờ khai hải quan:

Theo quy định tại văn bản số 10473/TCHQ-VNACCS ngày 21/08/2014 V/v sao y, cấp lại tờ khai VNACCS của Tổng cục Hải quan:

“Trường hợp người khai hải quan bị mất hay thất lạc tờ khai hải quan điện tử in có xác nhận của cơ quan Hải quan, nếu có nhu cầu sử dụng tờ khai hải quan điện tử in để thực hiện các thủ tục khác, người khai hải quan gửi văn bản đề nghị cấp lại tờ khai sao y đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành kiểm tra và chỉ cấp lại bản sao tờ khai hải quan điện tử in đối với những tờ khai đã được xác nhận đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống e-Customs theo hướng dẫn sau:

– In 01 tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu từ Hệ xuống VNACCS hoặc Hệ thống e-Customs (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng);

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đóng dấu xác nhận “Tờ khai sao từ Hệ thống lần …” (theo mẫu dấu ban hành kèm theo công văn này), ghi ngày tháng năm xác nhận, ký tên, đóng dấu Chi cục lên trên trang đầu tiên của tờ khai in;

– Giao tờ khai in cho người khai hải quan và vào sổ việc cấp lại bản sao tờ khai để theo dõi và quản lý.”

Dichvuluat.vn hy vọng có may mắn được đồng hành và chia sẻ với khách hàng như một người bạn pháp lý tin cậy !

 Nếu Quý khách hàng  có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ Dichvuluat.vn để được hỗ trợ

CÔNG TY CỔ PHẦN Dichvuluat.vn VIỆT NAM

A: Tầng 6, Tòa nhà Green Office, Lô A4D6, Phố Thọ Tháp, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

T: (04) 6292 2020                   M:  096 525 9335

E:  giayphep@vivalaw.vn        S: giayphep@vivlaw.vn  W: www.vivalaw.vn

Đánh giá chất lượng bài viết

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *