Hướng dẫn chi tiết: Doanh nghiệp xã hội là gì? Cần đáp ứng điều kiện gì khi đăng ký thành lập DNXH. Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp – Có file mẫu.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Một doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp xã hội nếu đáp ứng các tiêu chí sau:
- Được đăng ký thành lập theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, an sinh xã hội, phát triển vì lợi ích của cộng đồng… thay vì tối ưu hóa lợi nhuận.
- Hằng năm phải sử dụng tối thiểu 51% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu đã cam kết khi thành lập.
- Cam kết duy trì mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động.
3 mô hình doanh nghiệp xã hội hiện nay:
➨ Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận:
- Thường hoạt động dưới hình thức, mô hình như: Trung tâm, quỹ, hội, câu lạc bộ, nhóm tự nguyện của người khuyết tật, phụ nữ bị bạo hành, người chung sống với HIV/AIDS…
➨ Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận:
- Mục tiêu hoạt động: Định hướng xây dựng doanh nghiệp để có lợi nhuận từ đó tạo động lực phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
- Lợi nhuận: Không bị chi phối bởi lợi nhuận, lợi nhuận sẽ dùng để tái đầu tư, trợ cấp (trợ cấp nhóm dân cư có thu nhập thấp; trợ cấp cho các hoạt động, dự án môi trường, xã hội…).
➨ Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận:
- Thường được hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
- Mục tiêu hoạt động: Kết hợp giữa sứ mệnh xã hội và mục tiêu kinh tế.
- Lợi nhuận thu được dùng mở rộng phát triển xã hội hoặc tái đầu tư.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
Vì doanh nghiệp xã hội cũng được thành lập tương tự các loại hình khác do đó cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập công ty như: về tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ…
Cụ thể, điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định như sau:
1. Điều kiện về tên doanh nghiệp xã hội
Tên doanh nghiệp xã hội bao gồm: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó:
- Doanh nghiệp xã hội có thể đăng ký thành lập dưới các loại hình công ty như là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
- Tên riêng có thể viết tắt, viết bằng tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài hoặc thêm cụm từ “xã hội”… miễn không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, bị trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
Ví dụ có thể đặt tên là: Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội ABC, công ty TNHH doanh nghiệp xã hội và phát triển cộng đồng XYZ…
➤➤ Tham khảo chi tiết: Cách đặt tên công ty: hay, đúng luật và hợp phong thủy.
2. Điều kiện về địa chỉ trụ công ty
Doanh nghiệp xã hội cần lưu ý 2 điểm sau khi chọn địa điểm đăng ký mở công ty:
- Địa chỉ đặt trụ sở cần nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể, rõ ràng.
- Không chọn các địa điểm là căn hộ chung cư, nhà tập thể… chỉ có chức năng để ở.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy định về địa chỉ trụ sở công ty.
3. Điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính, quy mô và định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai (trừ các ngành nghề quy định cụ thể về vốn).
Lưu ý: Công ty cần nộp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy định về vốn điều lệ của công ty.
4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng và duy trì các điều kiện mà pháp luật yêu cầu trong suốt quá trình hoạt động.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy định về ngành nghề kinh doanh.
5. Điều kiện về chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp
Để được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thì cá nhân/tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức yêu cầu cần có tư cách pháp nhân.
- Cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập hay quản lý công ty.
Doanh nghiệp xã hội có thể tham khảo chi tiết các điều kiện thành lập công ty tại bài viết: Điều kiện thành lập công ty – Cập nhật mới nhất!
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Như Luật An Tín đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp xã hội có thể thành lập dưới mô hình công ty cổ phần, công ty TNHH… Do đó, về thành phần hồ sơ cũng sẽ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Cơ bản sẽ gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội.
- Điều lệ của doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông tham gia góp vốn.
- Cam kết về việc thực hiện mục tiêu xã hội,mục tiêu môi trường.
- CMND/CCCD/hộ chiếu của: thành viên/cổ đông và người đại diện pháp luật (bản sao hợp lệ).
- Nếu người đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thì bổ sung giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ 1 trong số các giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội.
Lưu ý: Tại phần cam kết trong điều lệ của doanh nghiệp xã hội cần ghi rõ công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội với mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập của doanh nghiệp xã hội, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT sẽ tiến hành:
- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ và ra quyết định về việc cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Thời hạn xử lý: Trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
4. Trả kết quả thành lập
Sau khi thẩm định, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 và tại Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP, như sau:
➤ Quyền lợi:
- Có thể huy động vốn, nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính, hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu đã cam kết hoặc để bù đắp chi phí quản lý, hoạt động của doanh nghiệp từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức khác của Việt Nam hay của nước ngoài để thực hiện mục tiêu đã cam kết hoặc để bù đắp chi phí quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.
- Người quản lý, chủ sở hữu của doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ trong việc cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp xã hội sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách tùy theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
➤ Trách nhiệm:
- Bắt buộc luôn duy trì các mục tiêu đã cam kết trong suốt quá trình hoạt động.
- Nếu doanh nghiệp xã hội có nhận tài trợ, hỗ trợ, ưu đãi thì định kỳ hằng năm cần báo cáo lại cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Tuyệt đối không được phép sử dụng các khoản tài trợ, vốn đã huy động được vào mục đích khác, ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách này để bù đắp chi phí quản lý, hoạt động để thực hiện các mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường đã đăng ký khi thành lập.
Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc hay quan tâm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội hãy gọi ngay Luật An Tín theo số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.
Câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
1. Thế nào là doanh nghiệp xã hội?
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, hoạt động với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, vì lợi ích cộng đồng, môi trường chứ không tập trung vào lợi nhuận của chủ sở hữu, thành viên/cổ đông góp vốn.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Doanh nghiệp xã hội là gì?
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào?
Quy trình thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội.
- Nộp hồ sơ thành lập về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Trả kết quả thành lập.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.
3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội là gì?
Cũng tương tự như các loại hình công ty khác, doanh nghiệp cung cấp đáp ứng các điều kiện về tên doanh nghiệp, về địa chỉ trụ sở chính, về vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, chủ thể đăng ký thành lập…
➤➤ Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội.
4. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Thành phần hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội; Điều lệ của doanh nghiệp; Danh sách các thành viên hoặc cổ đông tham gia góp vốn; Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường; Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của: thành viên/cổ đông và người đại diện pháp luật; Giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ 1 trong số các giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội.
5. Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
- Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận…
- Được huy động vốn, nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và cả ngoài nước.
- Được hưởng các ưu đãi về thuế.
Bài viết liên quan