Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể?

Cùng tìm hiểu: Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể? Ưu, nhược điểm của công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể như thế nào.

Đăng ký công ty, doanh nghiệp là gì?

Đăng ký doanh nghiệp, công ty là thủ tục mà người thành lập tiến hành đăng ký các thông tin doanh nghiệp dự kiến (vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính, tên công ty…) với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hay còn gọi là Giấy phép kinh doanh). 

Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta ghi nhận 5 loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân. 

Thành lập công ty chính là lựa chọn thích hợp cho các tổ chức/cá nhân có nhu cầu hoạt động kinh doanh với quy mô lớn, đa dạng ngành nghề, không bị giới hạn về số lượng lao động sử dụng, có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), có thể xuất hóa đơn VAT và huy động vốn dễ dàng từ các tổ chức, cá nhân khác.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là gì?

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là thủ tục mà người thành lập hộ kinh doanh tiến hành đăng ký các thông tin dự kiến về hộ kinh doanh (ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin liên quan đến chủ hộ, tên hộ kinh doanh, số lượng lao động, địa chỉ trụ trở chính) với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để được cấp GPKD.

Với các đặc điểm như quy mô hoạt động nhỏ, đơn giản, không yêu cầu con dấu tròn pháp nhân hay xuất hóa đơn giá trị gia tăng, dễ quản lý, mô hình hộ kinh doanh cá thể hiện là lựa chọn phổ biến của các hộ gia đình hoặc cá nhân hiện nay khi có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ (chẳng hạn như cửa hàng ăn uống, salon cắt tóc, gội đầu, cửa hàng tạp hóa…).

So sánh công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

Để trả lời được câu hỏi nên mở công ty hay hộ kinh doanh, bạn cần nắm và so sánh được những ưu, nhược điểm của 2 loại hình. 

Tiêu chí Công ty, doanh nghiệp Hộ kinh doanh cá thể
Con dấu  Có. Không có.
Tư cách pháp nhân Có. Không có.
Quy mô kinh doanh Lớn. Được phép mở địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh. Nhỏ. Không được mở văn phòng đại diện, chi nhánh. 
Thủ tục thành lập Phức tạp. Đơn giản.
Thủ tục giải thể Phức tạp và kéo dài. Đơn giản, nhanh chóng.
Đặt tên Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty, doanh nghiệp khác trên phạm vi toàn quốc. Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của hộ kinh doanh khác trên phạm vi toàn quận/huyện. 
Ngành nghề kinh doanh Không giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh. 
Phạm vi hoạt động Có thể phát triển mở rộng phạm vi ra nước ngoài. Được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau ngoài trụ sở chính, tuy nhiên phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Điều này dẫn đến việc địa điểm kinh doanh gặp nhiều hạn chế. 
Địa chỉ trụ sở Một địa chỉ có thể làm trụ sở chính cho nhiều doanh nghiệp, công ty khác nhau. Một địa chỉ chỉ được đăng ký làm trụ sở chính duy nhất của một HKD cá thể. 
Số lượng được phép đăng ký 1 người chỉ được đăng ký thành lập nhiều công ty. 1 người chỉ được đăng ký thành lập một HKD cá thể. 
Người đại diện theo pháp luật Có thể là một người hoặc nhiều người. Chỉ có một người.
Trách nhiệm pháp lý Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp (ngoại trừ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn).  Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của HKD. 
Chế độ kế toán 
  • Phương pháp thuế khấu trừ.
  • Thủ tục thuế khá phức tạp, cần có bộ phận kế toán.
  • Phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm.
  • Thuế khoán cố định được quy định bởi cơ quan thuế.
  • Thủ tục thuế vô cùng đơn giản nên không cần bộ phận kế toán.
  • Không cần làm báo cáo thuế. 
Nghĩa vụ thuế Nhiều và phức tạp do có bốn loại thuế phải đóng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài. Ít và đơn giản, có ba loại thuế phải đóng: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài.
Xuất hóa đơn VAT (hóa đơn đỏ) Được xuất hóa đơn VAT và khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Không xuất hóa đơn VAT và không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (hạn chế đối tác mua bán).
Khả năng huy động vốn Nhanh, linh hoạt thông qua các hình thức như tiếp nhận vốn của thành viên mới, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…  Kém. Chủ yếu dựa vào vốn tự có của chủ HKD. 

Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Thông qua bảng so sánh theo từng tiêu chí nêu trên của công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh, chúng ta có thể nhận rút ra được lợi ích, hạn chế của từng loại hình như sau:

1. Đối với công ty, doanh nghiệp

Lợi ích
  • Có tư cách pháp nhân, có thể xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN.
  • Được phép hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.
  • Khả năng huy động vốn cao, linh hoạt. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân, vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu… 
Hạn chế
  • Phải đóng nhiều loại thuế khác nhau với mức thuế suất cao.
  • Phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ các chính sách cho người lao động như tham gia bảo hiểm, thai sản…
  • Chế độ kế toán phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ đúng hạn, đúng luật, đúng chuẩn mực kế toán.

2. Đối với hộ kinh doanh cá thể

Lợi ích
  • Dễ tổ chức và quản lý hoạt động.
  • Nộp thuế khoán ít, không cần mở sổ sách kế toán phức tạp, phù hợp với cá nhân, hộ kinh doanh vốn ít, nhỏ lẻ.
Hạn chế
  • Khả năng huy động vốn kém hơn so với loại hình công ty, doanh nghiệp bởi quy mô hoạt động nhỏ và nguồn vốn chủ yếu là từ chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy, tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô, định hướng hoạt động cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể đưa ra quyết định nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty, doanh nghiệp sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu bạn chỉ có nhu cầu kinh doanh với số vốn ít, quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là lựa chọn phù hợp.
  • Nếu bạn có nhu cầu, định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai: Đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp là lựa chọn phù hợp. 

Qua bài viết trên, về cơ bản, Luật An Tín đã giúp bạn trả lời câu hỏi nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan cần giải đáp hoặc quan tâm đến dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Luật An Tín, vui lòng liên hệ theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc)090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Các câu hỏi thường gặp về công ty và hộ kinh doanh cá thể

1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là gì? 

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là thủ tục mà người thành lập hộ kinh doanh tiến hành đăng ký các thông tin dự kiến về hộ kinh doanh (ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin liên quan đến chủ hộ, tên hộ kinh doanh, số lượng lao động, địa chỉ trụ trở chính) với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để được cấp GPKD.

2. Nên mở hộ kinh doanh hay công ty?

Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô, định hướng hoạt động cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể đưa ra quyết định nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty, doanh nghiệp sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu bạn chỉ có nhu cầu kinh doanh với số vốn ít, quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là lựa chọn phù hợp.
  • Nếu bạn có nhu cầu, định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai: Đăng ký công ty, doanh nghiệp là lựa chọn phù hợp.

 3. Ưu điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể là gì?

Ưu điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể là:

  • Dễ tổ chức và quản lý hoạt động.
  • Nộp thuế khoán ít, không cần mở sổ sách kế toán phức tạp, phù hợp với cá nhân, hộ kinh doanh vốn ít, nhỏ lẻ.

4. Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp là gì?

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp:

  • Có tư cách pháp nhân, có thể xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN.
  • Được phép hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.
  • Khả năng huy động vốn cao, linh hoạt. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân, vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu… 

5. Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn đỏ được không?

Hộ kinh doanh không xuất hóa đơn đỏ, chỉ có công ty mới có quyền xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.