Những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán cần nắm vững

Bài viết sẽ tổng hợp cho các bạn những kiến thức rất cơ bản trong ngành kế toán, kế toán tài chính bao gồm: Nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ bán hàng; Nghiệp vụ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm; Nghiệp vụ tài sản cố định; Nghiệp vụ tiền lương và những khoản tiền trích theo lương. Mời các bạn theo dõi!

Những nghiệp vụ hạch toán kế toán cần nhớ

1. Đối với nghiệp vụ mua hàng

Giá mua chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 152; 153; 155; 156; 211; 641; 642.

Thuế giá trị gia tăng mua vào: Nợ TK 1331.

Tổng giá trị thanh toán mua theo hóa đơn: Có TK 111; 112; 331.

Khi doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ công nợ của kỳ trước cho nhà cung cấp:

  • Số tiền trả trước cho nhà cung cấp: Nợ TK 331.
  • Có TK 111; 112.

2. Đối với nghiệp vụ bán hàng

Khi bán hàng cho khách hàng:

Giá vốn bán hàng:

  • Nợ TK 631.
  • Có TK 156.

Doanh thu bán hàng:

  • Nợ TK 111; 112; 113 tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.
  • Có TK 511 doanh thu giá bán chưa gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Có TK 3331 thuế giá trị gia tăng bán ra.

Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng:

  • Nợ TK 111; 112: Số tiền khách hàng trả trước.
  • Có TK 131

➤ Khi ngân hàng trả lãi cho doanh nghiệp:

  • Nợ TK 112.
  • Có TK 515.

➤➤ Tham khảo thêm:Tài khoản nợ có là gì?

Những kiến thức cơ bản nghiệp vụ kế toán cần nắm trong lòng bàn tay

Nghiệp vụ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm

1. Phương pháp tính giá xuất kho

a. Phương pháp tính bình quân gia quyền

➤ Công thức:

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hóa xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Giá đơn vị bình quân.

➤ Phương pháp tính bình quân cả kỳ dự trữ:

Đơn giá = (Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / ( Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ).

➤ Phương pháp tính bình quân cuối kỳ trước:

Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước / Lượng thực tế tồn đầu kỳ.

➤ Phương pháp tính đơn giá sau mỗi lần nhập:

Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ / Lượng thực tế tồn đầu kho.

b. Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp nhập trước xuất trước: hàng nào nhập khi trước sẽ được xuất đi trước.

c. Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những mặt hàng có giá trị cao và bán theo đơn chiếc.

2. Xuất công cụ dụng cụ

Trường hợp mua công cụ dụng cụ nhập kho:

  • Nợ TK 153.
  • Có TK 1331.
  • Có TK 111; 112; 331.

Khi xuất công cụ dụng cụ để dùng

➤ Trường hợp phân bổ 1 lần toàn bộ CCDC:

  • Sử dụng cho bên bộ phận sản xuất: Nợ TK 154.
  • Sử dụng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641.
  • Sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642.
  • Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ: Có TK 153.

➤ Trường hợp phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ:

  • Nợ TK 242.
  • Có TK 153.

Nghiệp vụ tài sản cố định

Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định:

Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm VAT + Các chi phí liên quan + Thuế nhập khẩu – Các khoản giảm trừ.

1. Mua tài sản cố định

  • Nợ TK 221.
  • Nợ TK 133.
  • Có TK 111; 112; 331.

2. Tính khấu hao hàng tháng

  • Nợ TK 154; 641; 642.
  • Có TK 214.

3. Quá trình sử dụng thanh lý và nhượng bán

➤ Xóa sổ:

  • Giá trị tài sản bị khấu hao đến thời điểm thanh lý và nhượng bán: Nợ TK 214.
  • Giá trị còn lại: Nợ TK 811.
  • Nguyên giá của tài sản: Có TK 211.

➤ Giá thỏa thuận:

  • Nợ TK 111; 112; 131.
  • Có TK 711: giá thỏa thuận của cả hai bên.

Trường hợp tân trang và sửa chữa trước khi thanh lý:

  • Chi phí sử dụng để thanh lý: Nợ TK 811.
  • Thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 1331.
  • Có TK 111; 112; 331.

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán báo cáo thuế trọn gói

Nghiệp vụ tiền lương và những khoản tiền trích theo lương

1. Những khoản trích theo lương

Bảo hiểm xã hội:

  • Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 17.5%.
  • Trừ vào lương 8%.

Bảo hiểm y tế:

  • Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 3%.
  • Trừ vào lương 1,5%.

Bảo hiểm thất nghiệp:

  • Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 1%.
  • Trừ vào lương 1%.

2. Hạch toán

Tiền lương cần trả cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp:

  • Nợ TK 154; 641; 642.
  • Có 334.

Những khoản trích các loại bảo hiểm tính vào trong chi phí của doanh nghiệp:

  • Nợ TK 154; 641; 642: 17,5% x lương cơ bản.
  • Có TK 3383: 17,5% x lương cơ bản.
  • Có TK 3384: 3% x lương cơ bản.
  • Có TK 3389: 1% x lương cơ bản.
  • Có TK 3382: 2% x lương cơ bản.

Trích các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân trừ vào tiền lương của người lao động:

  • Nợ TK 334.
  • Có TK 3383: 8% x lương cơ bản.
  • Có TK 3384: 1,5% x lương cơ bản.
  • Có TK 3389: 1% x lương cơ bản.

Nộp các khoản tiền bảo hiểm:

  • Nợ TK 3383.
  • Nợ TK 3384.
  • Nợ TK 3389.
  • Có TK 111; 112.

➤➤ Tham khảo thêm: Dịch vụ làm Báo Cáo Tài Chính cuối năm – tổng phí 2.500.000đ

Trên đây là toàn bộ nghiệp vụ kế toán cơ bản nhất mà mỗi kế toán viên cần nắm vững. Nếu bạn cần tư vấn về nghiệp vụ kế toán hoặc dịch vụ kế toán thuế hãy liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0907 200 555 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.
5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *