Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả?

Bài viết này Luật An Tín chia sẻ thông tin chi tiết về: Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào? Tại sao tác giả phải đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình? Bảo hộ quyền tác giả là gì? Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả? Những hành vi nào vi phạm quyền tác giả?…

Tại sao cần phải đăng ký bản quyền tác giả?

“Tại sao cần phải đăng ký bản quyền tác giả?” là câu hỏi Luật An Tín thường xuyên nhận được. Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng Luật An Tín tìm hiểu một vài thông tin về quyền tác giả ngay sau đây.

1. Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Quyền tác giả (tác quyền) được hiểu là quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân/tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu mà không sao chép từ bất cứ tác phẩm của cá nhân, tổ chức nào khác, dưới bất cứ hình thức nào. 

Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

➤ Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau: 

  • Đặt tên cho tác phẩm của mình.
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép cá nhân/tổ chức khác công bố tác phẩm của mình. 
  • Được bảo vệ toàn vẹn tác phẩm của mình khỏi những hành vi xâm phạm quyền tác giả bởi cá nhân/tổ chức khác.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm của mình; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố và sử dụng.

➤ Quyền tài sản bao gồm các quyền sau: 

  • Sao chép tác phẩm gốc.
  • Biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng.
  • Làm các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc.
  • Nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm của mình.
  • Cho thuê tác phẩm điện ảnh, phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật.
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật khác.

Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả?

2. Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền tác giả là thủ tục pháp lý mà cá nhân/tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm tiến hành đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình. 

Sau khi được Cục bản quyền tác giả chấp thuận cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, tác phẩm đã đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ khỏi những hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Lưu ý: Người sáng tạo ra tác phẩm (tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cùng một cá nhân/tổ chức hoặc không.

3. Thực trạng xâm phạm bản quyền tác giả hiện nay

Hiện nay, tình trạng xâm phạm bản quyền tác giả diễn ra ngày càng phổ biến, với nhiều phương thức ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0, khi mạng xã hội ngày càng phát triển cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quyền tác giả của mình.

Một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả đang nở rộ hiện nay như:

  • Đánh cắp hình ảnh (bản gốc) không đánh tên tác giả và sử dụng vào mục đích cá nhân.
  • Sao chép nội dung tác phẩm của người khác và chỉnh sửa, biến đổi thành tác phẩm của mình.
  • Thương mại hóa tác phẩm của cá nhân/tổ chức khác…

Tình trạng xâm phạm quyền tác giả khiến công chúng khó lòng nhận biết được đâu là tác phẩm gốc, đâu là tác phẩm sao chép. Đồng thời, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tên tuổi và lợi ích của những tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm thực sự.

4. Lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả

Hiện nay, chưa có điều luật nào quy định cá nhân/tổ chức bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Về cơ bản, quyền tác giả sẽ phát sinh tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất như: Hình ảnh, logo, bao bì, nốt nhạc, bản vẽ… cho dù chưa được công bố hay chưa đăng ký bản quyền tác giả. 

Với thực trạng xâm phạm bản quyền tác giả ngày càng tinh vi như hiện nay, thì đăng ký bản quyền tác giả sẽ là một việc làm cực kỳ cần thiết, giúp tác giả/chủ sở hữu bảo vệ được các quyền lợi của mình như:

  • Về mặt pháp lý:
    • Có quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm.
    • Được pháp luật bảo vệ trước các hành vi vi phạm quyền tác giả.
    • Toàn quyền cho phép hoặc không cho phép cá nhân/tổ chức khác sử dụng tác phẩm.
    • Tác phẩm là tài sản, có giấy chứng nhận bản quyền tác giả, được định giá khi góp vốn thành lập, mua bán, sáp nhập công ty.
    • Được hưởng đầy đủ quyền nhân thân, quyền tài sản mà Luật An Tín đã chia sẻ ở phần trên.
  • Về mặt kinh tế thì tác giả/người sở hữu có thể được nhận tiền bản quyền đối với các tác phẩm có giá trị thương mại.
  • Về mặt tinh thần thì đây là sự chứng nhận, khẳng định một cách hợp pháp cho sự sáng tạo cho tác giả.

Tuy nhiên, nếu chưa đăng ký tác quyền, tức chưa có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì:

  • Việc tác giả/chủ sở hữu chứng minh được tác phẩm của mình là “tác phẩm gốc” là điều vô cùng khó khăn cũng như mất rất nhiều thời gian, công sức. Thậm chí, tác giả/chủ sở hữu có nguy cơ đánh mất tất cả các quyền lợi mà tác phẩm mang lại.

Trường hợp đã có giấy chứng nhận bản quyền tác giả, pháp luật sẽ bảo hộ quyền tác giả cho tác giả/chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nhờ vậy, tác giả/chủ sở hữu sẽ tránh được những tổn thất không đáng có cũng như có thể được bồi thường thiệt hại xứng đáng với những vi phạm mà cá nhân/tổ chức khác gây ra.

Từ tất cả những lý do trên, Luật An Tín khuyên bạn, nên đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình để đảm bảo tối đa quyền lợi và tránh những tổn thất không đáng có. 

Đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

  • Cá nhân/tổ chức sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 37 – 42 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • Cá nhân/tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất cứ quốc gia nào khác. Hoặc, tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam đồng thời điểm công bố ở nước ngoài trong thời hạn 30 ngày (Kể từ ngày tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại nước khác).

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, nhóm đối tượng sau được bảo hộ quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như: Tác phẩm văn học, bài giảng, bài phát biểu, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, tác phẩm báo chỉ, tạo hình, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, bản đồ họa, sơ đồ, bản vẽ, công trình khoa học, chương trình máy tính…
  • Tác phẩm phái sinh với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Lưu ý: Tất cả các tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. 

Luật An Tín hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, để giúp tác giả/chủ sở hữu dễ dàng hơn trong việc xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, Luật An Tín cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả trọn gói với thời gian thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. 

Bạn có thể liên hệ Luật An Tín qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết hơn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Những hành vi nào xâm phạm bản quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, những hành vi sau xâm phạm quyền tác giả:

  • Chiếm đoạt tác phẩm hoặc mạo danh tác giả.
  • Làm và bán tác phẩm mà trên đó có chữ ký giả mạo của tác giả.
  • Nhân bản, sao chép tác phẩm khi chưa được tác giả/chủ sở hữu cho phép.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền tác phẩm dưới hình thức điện tử.
  • Làm tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc mà chưa được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu.
  • Công bố, phân phối tác phẩm khi chưa được tác giả/chủ sở hữu hoặc đồng tác giả/đồng sở hữu cho phép.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao của tác phẩm khi chưa nhận được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới mọi hình thức gây phương hại đến danh dự, uy tín, lợi ích của tác giả.
  • Hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do tác giả/chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Sản xuất, xuất bản, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông hay các phương tiện kỹ thuật số mà chưa được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu.
  • Sử dụng tác phẩm với mục đích cá nhân, cho thuê tác phẩm mà chưa được sự cho phép hay nhượng quyền của tác giả/chủ sở hữu. Hoặc không thanh toán nhuận bút, thù lao hay quyền lợi vật chất khác cho tác giả/chủ sở hữu.

Trên đây Luật An Tín đã đã chia chi tiết về quyền tác giả và những quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, cũng như trả lời cho câu hỏi “tại sao cần phải đăng ký bản quyền tác giả?”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả hoặc quan tâm đến dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả thì có thể liên hệ Luật An Tín qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

1. Quyền tác giả là gì? 

Quyền tác giả được hiểu là quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân/tổ chức đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu mà không phải sao chép từ bất cứ tác phẩm của cá nhân, tổ chức nào khác, dưới bất cứ hình thức nào. 

2. Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?

Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tác giả/chủ sở hữu như:

  • Được pháp luật công nhận cho tính sáng tạo của cá nhân/tổ chức sở hữu tác phẩm.
  • Được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp với cá nhân/tổ chức khác.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả.

3. Quyền tác giả phát sinh khi nào?

Về cơ bản, quyền tác giả sẽ phát sinh tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất như: Hình ảnh, logo, bao bì, nốt nhạc, bản vẽ… cho dù chưa được công bố hay chưa đăng ký bản quyền tác giả. 

4. Đăng ký quyền tác giả có bắt buộc không?

Hiện nay, chưa có điều luật nào quy định bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa lợi ích đối với tác phẩm của mình, người sáng tạo và chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

5. Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

  • Quyền nhân thân gồm các quyền như: Đặt tên cho tác phẩm, công bố tác phẩm, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm của mình…
  • Quyền tài sản bao gồm các quyền như: Sao chép tác phẩm, biểu diễn tác phẩm, cho thuê tác phẩm, phân phối tác phẩm…

➤➤ Tham khảo chi tiết: Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

6. Đối tượng nào được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, nhóm đối tượng sau được bảo hộ quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như: Tác phẩm văn học, bài giảng, bài phát biểu, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, tác phẩm báo chỉ, tạo hình, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, bản đồ họa, sơ đồ, bản vẽ, công trình khoa học, chương trình máy tính…
  • Tác phẩm phái sinh với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc dùng để làm tác phẩm phái sinh.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

7. Bảo hộ quyền tác giả là gì?

Bảo hộ quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo vệ các quyền lợi đối với tác phẩm mà cá nhân/tổ chức đã đăng ký bảo hộ. Nếu các cá nhân/tổ chức khác có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

8. Ai được đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là gì?

Tác phẩm của cá nhân/tổ chức được bảo hộ quyền tác giả  bao gồm:

  • Tác phẩm thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và là sản phẩm của lao động trí tuệ, không sao chép từ các tác phẩm của cá nhân/tổ chức  khác dưới bất cứ hình thức nào.
  • Tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam và các nước khác trong thời hạn không quá 30 ngày.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

9. Hành vi nào xâm phạm bản quyền tác giả?

Các hành vi được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, là những hành vi xâm phạm bản quyền tác giả, như: 

  • Chiếm đoạt tác phẩm hoặc mạo danh tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sao chép tác phẩm khi chưa được tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.
  • Công bố, phân phối tác phẩm khi chưa được tác giả/chủ sở hữu hoặc đồng tác giả/đồng sở hữu quyền tác giả cho phép.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới mọi hình thức gây phương hại đến danh dự, uy tín, lợi ích của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Làm tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc mà chưa được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hành vi xâm phạm quyền tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)

    LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

    Hãy để lại thông tin liên hệ, Luật An Tín sẽ tư vấn bạn trong vòng 15 phút!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.