Phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp ích gì cho doanh nghiệp? Nguyên tắc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ như thế nào? Chủ sở hữu cần lưu ý những gì về phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Cùng Luật An Tín tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Tại sao phải phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Chủ sở hữu là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nhằm mục đích:
- Xác định phạm vi bảo hộ đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình dựa vào Thỏa ước quốc tế Ni xơ. Tức là, xác định nhãn hiệu mà bạn đăng ký được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ nào.
- Sau khi phân nhóm hàng hóa, dịch vụ hoạt động, chủ sở hữu có thể dễ dàng xác định chính xác các khoản lệ phí phải đóng khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Như vậy, việc xác định phân nhóm hàng hóa, dịch vụ là cực kỳ cần thiết, không những giúp chủ sở hữu tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nhanh chóng, thuận lợi, mà còn giúp tối ưu hóa chi phí.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu là gì?
Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ
Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là một hệ thống phân loại quốc tế, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ban hành, được sử dụng để xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ còn được gọi ngắn gọn là Bảng phân loại Ni-xơ hay là Bảng phân loại Nice.
Cùng Luật An Tín tìm hiểu thông tin chi tiết về bảng phân loại quốc tế Ni-xơ ngay sau đây.
1. Bảng phân loại Nice về hàng hóa, dịch vụ mới nhất
Ngày 25/12/2023, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ra thông báo về việc áp dụng bảng phân loại Nice phiên bản 12 – 2024 kể từ ngày 1/1/2024.
Theo phiên bản mới nhất này, bảng phân loại Nice 12 chia các nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ theo thứ tự cụ thể như sau:
- Phân loại hàng hóa: Từ nhóm 1 – 34, bao gồm các nhóm ngành kinh doanh như: Hóa chất nông nghiệp; mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh; dầu và mỡ công nghiệp, chế phẩm dược; y tế và thú y; thiết bị và dụng cụ khoa học…
- Phân loại dịch vụ: Từ nhóm 35 – 45, bao gồm các nhóm ngành hoạt động như: Quảng cáo; tổ chức và quản trị kinh doanh; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng; dịch vụ xây dựng, lắp đặt, sửa chữa; vận tải; du lịch; giáo dục, đào tạo, giải trí…
Bạn có thể xem thông tin chi tiết phân loại từng nhóm ngành trong bảng phân loại Nice tại link sau:
➤➤ Tham khảo chi tiết: Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ Nice phiên bản 12-2024
2. Nguyên tắc phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice
Hiểu một cách đơn giản thì các hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau hoặc có tính chất tương tự về thành phần, công dụng, mục đích sử dụng sẽ được phân vào cùng 1 nhóm. Tuy nhiên, để bạn thuận tiện hơn trong việc phân nhóm Luật An Tín chia sẻ cụ thể 4 nguyên tắc phân loại như sau:
2.1 Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có trong bảng phân loại Nice
➤ Nguyên tắc 1: Căn cứ dựa vào tiêu đề và chú thích của nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ
Trong bảng phân loại, tại mỗi nhóm hàng/dịch vụ đều sẽ được thể hiện bằng tiêu đề nhóm, chú thích cụ thể giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại trong nhóm. Bạn có thể dựa và các thông tin này để xác định nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp với sản phẩm của công ty.
Ví dụ:
Công ty của bạn bán quần áo thời trang dành cho nam nữ thì căn cứ vào tiêu đề và chú thích có thể đăng ký nhóm 25.
- Tiêu đề: Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.
- Chú thích: Nhóm 25 chủ yếu bao gồm quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu dành cho người.
Trường hợp bán quần áo cho thú cưng thì có thể đăng ký nhóm 18.
- Tiêu đề: Da và giả da; Da động vật và da sống; Túi hành lý và túi xách; Ô và dù; Gậy chống đi bộ; Roi ngựa và yên cương; Vòng cổ, dây buộc và trang phục cho động vật.
- Chú thích: Nhóm 18 chủ yếu gồm da, giả da và một số hàng hóa bằng các vật liệu kể trên.
➤ Nguyên tắc 2. Căn cứ vào tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể được phân loại trong từng nhóm
Trong mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ đều sẽ liệt kê các danh mục gồm các sản phẩm/dịch vụ cụ thể để bạn có thể tham khảo. Bạn có thể căn cứ vào danh mục này để xác định được hàng hóa, dịch vụ mình đăng ký bảo hộ sẽ thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ nào.
Ví dụ:
Công ty của bạn đang kinh doanh mặt hàng da buộc yên ngựa, khung yên thì căn cứ vào tên hàng hóa, dịch vụ trong bảng phân loại, có thể đăng ký nhóm 18.
2.2 Trường hợp hàng hóa, dịch vụ không tìm thấy trong bảng phân loại Nice
Bảng phân loại Nice do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố dựa trên nguyên tắc sau:
➤ Nguyên tắc 3: Nguyên tắc phân loại hàng hóa
WIPO sắp xếp, phân loại các nhóm ngành hàng hóa dựa trên các tiêu chí như:
- Vật liệu tạo nên sản phẩm hoặc phân theo phương thức hoạt động của sản phẩm.
- Trường hợp nguyên vật liệu thô chưa chế biến hoặc đã qua bán chế biến sẽ được phân loại theo nguyên vật liệu cấu tạo nên sản phẩm.
- Sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh nếu được sản xuất từ nhiều nguyên vật liệu thì đều sẽ phân loại cùng nhóm với nguyên vật liệu có hàm lượng cao nhất.
- Phân theo mục đích sử dụng của sản phẩm. Nếu hàng hóa có nhiều chức năng, công dụng thì sẽ được phân loại vào tất cả các nhóm phù hợp với chức năng, công dụng đó.
- Hàng hóa công ty sản xuất là một bộ phận của 1 sản phẩm khác, không có mục đích sử dụng nào khác thì được phân nhóm cùng với nhóm của sản phẩm đó.
- Hộp đựng sản phẩm được phân loại theo nhóm của sản phẩm được chứa trong hộp đó.
➤ Nguyên tắc 4: Nguyên tắc phân loại dịch vụ
Tương tự phân loại hàng hóa, nhóm ngành dịch vụ cũng được WIPO phân loại theo những tiêu chí nhất định, cụ thể:
- Dịch vụ được phân loại theo ngành hoạt động.
- Các dịch vụ cho thuê được phân loại cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi các phương tiện của đối tượng cho thuê.
- Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với lĩnh vực hoạt động tư vấn, ví dụ: Tư vấn tài chính, tư vấn làm đẹp, tư vấn vận tải…
- Các dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu sẽ được phân loại cùng nhóm với các dịch vụ cụ thể do bên nhượng quyền cung cấp.
Việc phân loại chính xác nhóm mới đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức được bảo hộ đúng, đủ một cách toàn diện.
Tuy nhiên, các tiêu chí về phân loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm ngành hoạt động sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều trường hợp nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động.
Điều này đòi hỏi bạn phải nắm rõ bản chất của hàng hóa/dịch vụ đang kinh doanh cũng như dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu bảng phân loại Nice.
Bạn có thể liên hệ Luật An Tín qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn phân nhóm hàng hóa dịch vụ chính xác nhất. Ngoài ra, Luật An Tín cũng cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
Lưu ý khi phân nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khi xác định phân loại hàng hóa, dịch vụ để đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, bạn cần lưu ý những điều sau:
➤ Xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh:
- Bạn cần xác định chính xác ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay sản xuất sản phẩm… để phân nhóm chính xác.
➤ Nắm rõ về bản chất, tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ kinh doanh:
- Việc nắm rõ các thông tin cần thiết này sẽ giúp bạn phân nhóm ngành hoạt động một cách chính xác hơn. Vì có nhiều sản phẩm tương đồng nhau nhưng lại được xếp vào 2 nhóm riêng biệt.
➤ Xác định phạm vi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu:
- Cục SHTT có quy định rõ ràng về phạm vi bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Bạn cần phân nhóm hàng hóa, dịch vụ chính xác để tiết kiệm tối đa chi phí cũng như đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình.
➤ Liệt kê sản phẩm, dịch vụ cụ thể:
- Trong cùng một nhóm ngành trong bảng phân loại Nice sẽ có nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Bạn cần liệt kê đầy đủ sản phẩm, dịch vụ (nên bao gồm cả những nhóm hàng hóa, dịch vụ có liên quan) mà mình cần đăng ký bảo hộ để nhãn hiệu được bảo vệ đúng phạm vi bảo hộ và được bảo vệ một cách toàn diện.
➤ Cân nhắc lựa chọn dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu:
- Việc tiến hành phân nhóm hàng hóa, dịch vụ cũng như các thủ tục đăng ký nhãn hiệu có thể sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của bạn. Nếu bạn không phải là người am hiểu về pháp luật, thì những rủi ro có thể xảy ra khiến cho quá trình thực hiện của bạn kéo dài và tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Bởi vậy, lời khuyên Luật An Tín dành cho bạn là hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu uy tín, giúp bạn hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật An Tín
Nếu bạn còn băn khoăn hay chưa tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ tại Luật An Tín.
Luật An Tín tự hào là đơn vị sở hữu đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nhờ đó, Luật An Tín tự tin có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất.
Thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật An Tín:
- Tổng phí dịch vụ chỉ từ 3.000.000 đồng, đã bao gồm: Lệ phí nộp cho Cục SHTT (1.525.000 đồng) và phí dịch vụ tại Luật An Tín (1.475.000 đồng).
- Tổng thời gian Luật An Tín hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là từ 3 ngày làm việc.
- Luật An Tín sẽ tiến hành phân nhóm hàng hóa, dịch vụ theo đúng lĩnh vực hoạt động của khách hàng và tiến hành tất cả các thủ tục pháp lý khác. Khách hàng chỉ cần cung cấp 3 thông tin đơn giản, bao gồm:
- Đối với tổ chức là hộ kinh doanh, doanh nghiệp: Ảnh chụp hoặc bản scan giấy phép kinh doanh.
- Đối với cá nhân: Ảnh chụp hoặc bản scan CCCD/Hộ chiếu/CMND.
- File logo thương hiệu, nhãn hiệu mà khách hàng cần đăng ký bảo hộ.
Lưu ý: Thời gian để Cục SHTT thẩm định hồ sơ xin đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là từ 16 – 24 tháng. Trong suốt thời gian này, Luật An Tín sẽ thay mặt khách hàng theo dõi toàn bộ tiến trình xử lý hồ sơ và giải quyết những vấn đề phát sinh nếu có. Bởi vậy, khách hàng không cần phải quan tâm hay lo lắng quá nhiều về vấn đề theo dõi quá trình làm việc với Cục SHTT.
Ngay sau khi nhận kết quả từ Cục SHTT, Luật An Tín sẽ bàn giao tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu.
Trên đây là những thông tin mới nhất Luật An Tín cập nhật về phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào hoặc quan tâm đến dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại Luật An Tín thì có thể liên hệ hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 0907.581.234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ nhanh nhất.
Một số câu hỏi liên quan đến phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1. Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là gì?
Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là hệ thống phân loại nhóm ngành hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do WIPO công bố. Bảng phân loại này được sử dụng trong công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, được áp dụng trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
2. Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice mới nhất được áp dụng từ khi nào?
Theo thông báo của Cục SHTT Việt Nam, bảng phân loại Nice phiên bản mới nhất (phiên bản 12 – 2024) được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 1/1/2024.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ Nice mới nhất
3. Tại sao phải phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Việc phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định phạm vi bảo hộ đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
- Xác định khoản lệ phí chính xác phải đóng (đối với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp) khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tóm lại, điều này sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và tối ưu hóa chi phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.
4. WIPO phân loại nhóm ngành hàng hóa theo những tiêu chí nào?
Những tiêu chí WIPO sử dụng để phân loại hàng hóa bao gồm:
- Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm.
- Phương thức hoạt động của sản phẩm.
- Chức năng, công dụng của sản phẩm.
- Hộp đựng sản phẩm sẽ được phân loại theo nhóm của sản phẩm được chứa trong hộp đó.
5. WIPO phân loại nhóm ngành dịch vụ theo tiêu chí nào?
WIPO phân loại nhóm ngành dịch vụ dựa trên những tiêu chí:
- Lĩnh vực hoạt động.
- Các dịch vụ cho thuê được phân loại cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi các phương tiện của đối tượng cho thuê.
- Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với lĩnh vực hoạt động tư vấn, như: Tư vấn tài chính, tư vấn vận tải, tư vấn làm đẹp…
- Các dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu sẽ được phân loại cùng nhóm với các dịch vụ cụ thể do bên nhượng quyền cung cấp.
6. Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật An Tín là bao nhiêu?
Tổng chi phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu trọn gói tại Luật An Tín là từ 3.000.000 đồng.
7. Thời gian Cục SHTT thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là bao lâu?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ trong vòng từ 16 – 24 tháng.
8. Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật An Tín?
4 lý do bạn nên lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật An Tín:
- Đội ngũ chuyên gia pháp lý giỏi, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn hoàn thành việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ cũng như tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu một cách nhanh chóng.
- Chi phí hợp lý, báo giá chi tiết trước khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ và cam kết không phát sinh thêm.
- Tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng.
- Có trách nhiệm trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ tại đơn vị.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Bài viết liên quan