Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh ở đâu, số điện thoại liên lạc, thời gian làm việc? Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật An Tín sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Do đó, đây là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp hoạt động nên nhu cầu đăng ký kinh doanh tại TP. HCM cũng rất lớn. Chính vì vậy mà trong bài viết hôm nay Luật An Tín sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật thông tin về Phòng Đăng ký kinh doanh TP. HCM để chủ động chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết để làm việc với cơ quan này.
Phòng đăng ký kinh doanh TP. HCM ở đâu, thời gian làm việc?
phòng đăng ký kinh doanh Hồ Chí Minh
Phòng Đăng ký kinh doanh được tổ chức trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP. HCM, có thẩm quyền đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó còn thực hiện đăng ký liên hiệp hợp tác xã và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Cá nhân, tổ chức có thể liên hệ làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT TP. HCM theo thông tin sau:
- Địa chỉ làm việc: Số 90G đường Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
- Số điện thoại liên lạc: (028) 38 290 820; (028) 38 293 179;
- Email: dkkd.skhdt@hcm.gov.vn;
- Trang web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn.
Cũng như các cơ quan hành chính khác, thời gian làm việc của Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT TP. HCM:
- Sáng thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần làm việc từ 7h30 – 11h30;
- Chiều thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần làm việc từ 13h00 – 17h00;
- Nghỉ làm việc chiều Thứ 7, Chủ Nhật và các ngày Lễ, Tết.
Quy định chung về điều kiện đăng ký kinh doanh tại TPHCM
Khác với Hà Nội và các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh có quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề theo quy hoạch của thành phố. Vì vậy, khi thành lập công ty và đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần lưu ý khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh cụ thể như sau:
Các ngành không cấp mới trong khu dân cư
Tại các quận sau: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, doanh nghiệp sẽ không được đăng ký ngành, nghề kinh doanh. Như sau:
- Công nghiệp hóa chất: sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin, ắc quy, thuốc trừ sâu, chất làm lạnh, phèn chua, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, sản xuất phân bón;
- Tái chế, kinh doanh chất thải: giấy, nhựa, kim loại, cặn dầu;
- Tẩy, nhuộm, định cỡ, in trên các sản phẩm vải, dệt, may, đan;
- Công nghiệp cán cao su;
- Công nghiệp thuộc da;
- Công nghiệp mạ điện;
- Công nghiệp gia công cơ khí: rèn, đúc, cán kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn;
- Ngành in, tráng bao bì kim loại;
- Công nghiệp sản xuất bột giấy;
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh;
- Công nghiệp chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ và mộc gia dụng);
- Sản xuất, chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầu ăn;
- Sản xuất rượu, rượu, bia và nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết);
- Công nghiệp sản xuất thuốc lá;
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp;
- Công nghiệp giết mổ gia súc;
- Công nghiệp chế biến than.
Các thủ tục thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh TPHCM
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ:
- Cấp mới, cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty Cổ phần, công ty Hợp danh;
- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho các công ty trên địa bàn thành phố;
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Tạm ngừng kinh doanh, kinh doanh trở lại trước thời hạn đã thông báo; giải thể doanh nghiệp;
- Chia tách, sáp, nhập doanh nghiệp;
- Phối hợp với Chi cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trườg và các cơ quan, ban bộ ngành khác để quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại TP. HCM.
Bên cạnh đó các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh như trên Phòng Đăng ký kinh doanh TP. HCM còn có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khá nhiều thủ tục khác.
Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại TP. HCM
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên góp vốn/danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của các thành viên/cổ đông góp vốn;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật công ty;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT TP. HCM (nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện).
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh TPHCM
Hiện nay, do số lượng hồ sơ quá tải, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
➤ Một số lưu ý khi doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh online
- Nội dung các giấy tờ, hồ sơ phải được kê khai đầy đủ đúng như yêu cầu đối với hồ sơ bản giấy nhưng được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;
- Hồ sơ phải được scan từ bản gốc, lưu dưới định dạng pdf và không được phép chỉnh sửa và tẩy xóa;
- Hồ sơ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên góp vốn và người đại diện pháp luật;
- Người nộp hồ sơ phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu muốn ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền đóng dấu của doanh nghiệp và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật công ty.
➤ Các bước đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ qua mạng
- Dựa vào loại hình công ty muốn thành lập, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ như Luật An Tín hướng dẫn ở trên;
- Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp chưa có tài khoản, doanh nghiệp thực hiện chọn mục “Dịch vụ công” > chọn “Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến” > chọn “Tạo tài khoản mới”, sau đó nhập thông tin được yêu cầu và ấn “Đăng ký tài khoản”. (Trường hợp doanh nghiệp đã có tài khoản thì bỏ qua bước này);
- Doanh nghiệp sẽ đăng nhập vào tài khoản vừa tạo/đã tạo, sau đó chọn “Đăng ký doanh nghiệp” > chọn “Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh” > chọn “Tiếp theo”. Sau đó, điền đầy thủ thông tin liên quan và tiến hành nộp, đính kèm đầy đủ hồ sơ được yêu cầu;
- Người nộp hồ sơ cần ký xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục;
- Thanh toán đầy đủ phí, lệ phí theo yêu cầu.
➤ Hướng dẫn nhận kết quả đăng ký kinh doanh:
- Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc phản hồi hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ nếu không hợp lệ;
- Khi nộp hồ sơ online, doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ.
Lời kết
Như vậy, Dichvuluat.vn đã cùng các bạn đi giải đáp chi tiết các thắc mắc về Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM. Mong rằng qua bài viết đã giúp cho các bạn có thể dễ dàng tìm và làm các thủ tục cần thiết liên quan tới kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất Việt Nam.
Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan