Hồ sơ và thủ tục chấm dứt hoạt động/giải thể địa điểm kinh doanh như thế nào? Các lưu ý cần biết khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh? Tìm hiểu ngay.
2 trường hợp doanh nghiệp chấm dứt/giải thể địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Chủ doanh nghiệp quyết định chấm dứt/giải thể do địa điểm kinh doanh không còn hoạt động hiệu quả.
- Theo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (ĐĐKD) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (*).
———–
(*): Nguyên nhân doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh:
- Phần nội dung được kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là giả mạo.
- Địa điểm kinh doanh đã kết thúc thời hạn hoạt động 1 năm nhưng doanh nghiệp không đăng ký gia hạn với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
- Thu hồi theo quyết định của Tòa án, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục giải thể/chấm dứt địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ chấm dứt/giải thể địa điểm kinh doanh
Hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh gồm các thành phần giấy tờ sau:
- Văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục ii-20 ban hành theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
- Văn bản ủy quyền (trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật).
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý CCCD/CMND/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
➤➤ Tải miễn phí: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
2. Quy trình thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục chấm dứt/giải thể địa điểm kinh doanh được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
➤ Bước 1: Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (MST) và hoàn thành nghĩa vụ thuế
Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính, trước khi làm thủ tục thông báo giải thể với Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của địa điểm kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế địa điểm kinh doanh bao gồm các thành phần sau:
- Văn bản thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu 24/ĐK-TCT ban hành tại Thông tư 105/2020/TT-BTC).
- Bản sao giấy phép đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (nếu cơ quan thuế yêu cầu).
- Bản sao quyết định giải thể địa điểm kinh doanh của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu hoặc của người đứng đầu chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
- Văn bản ủy quyền (trường hợp người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật).
➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế địa điểm kinh doanh.
➨ Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi đặt địa điểm kinh doanh.
➨ Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục đóng mã số thuế
Sau khi kiểm tra, xác nhận địa điểm kinh doanh không nợ thuế, đóng đầy đủ lệ phí môn bài, tờ khai lệ phí, cơ quan thuế sẽ ra thông báo người nộp thuế (NNT) chấm dứt hiệu lực mã số thuế (theo mẫu số 18/TB-ĐKT) và tiến hành chuyển trạng thái MST của địa điểm kinh doanh sang trạng thái: “Người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế” trên hệ thống đăng ký thuế.
Lưu ý:
Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính thì không cần phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
➤ Bước 2: Thực hiện thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) địa điểm kinh doanh
Sau khi hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh (hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về hồ sơ, doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ như Luật An Tín đã chia sẻ ở mục 1: Hồ sơ chấm dứt/giải thể địa điểm kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ/tài liệu, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp hồ sơ qua mạng/online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
➨ Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về việc giải thể địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
- Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế sẽ tiến hành gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thực hiện chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối từ cơ quan thuế. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh còn phải ra thông báo về việc giải thể địa điểm kinh doanh.
➤➤ Tham khảo chi tiết:
————
Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan thẩm quyền, có thể tham khảo dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh của Luật An Tín.
Với chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng, Luật An Tín sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết cần thiết để chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT. Thời gian hoàn thành thủ tục và bàn giao kết quả là từ 7 – 10 ngày làm việc (Luật An Tín bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu của bạn).
Thông tin bạn cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ gồm:
- Mã số thuế (MST) của công ty chủ quản.
- Tên của địa điểm kinh doanh cần giải thể.
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Gọi cho Luật An Tín qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
Để quá trình thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (căn cứ theo Điều 54 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
- Sau khi hoàn thành thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành:
- Thu dọn, tháo gỡ biển hiệu địa điểm kinh doanh.
- Thông báo đến đối tác, khách hàng về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
Trên đây, Luật An Tín đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục giải thể/chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, vui lòng liên hệ ngay với Luật An Tín qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) – 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí chi tiết về dịch vụ.
Câu hỏi thường gặp về thủ tục giải thể/chấm dứt địa điểm kinh doanh
1. Quy trình thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh như thế nào?
Quy trình giải thể địa điểm kinh doanh gồm 2 bước sau:
- Bước 1: Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (MST) và hoàn thành nghĩa vụ thuế.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) địa điểm kinh doanh.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy trình thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh gồm các thành phần giấy tờ sau như: văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý CCCD/CMND/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
➤➤ Tải miễn phí: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
3. Chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh có cần làm thủ tục với cơ quan thuế không?
Có. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của địa điểm kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế, doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục thông báo giải thể với Phòng Đăng ký kinh doanh.
4. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế gồm giấy tờ gì?
Hồ sơ đóng mã số thuế sẽ gồm có những giấy tờ, tài liệu sau: văn bản thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế, bản sao giấy phép đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (nếu cơ quan thuế yêu cầu), văn bản ủy quyền…
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế địa điểm kinh doanh.
5. Mức phạt khi doanh nghiệp không thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp giải thể địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bài viết liên quan